Dạo gần đây, trong số khách hàng đến tìm mua thanh làm tổ Red Meranti do công ty Yến Vương nhập khẩu và phân phối, tôi được nghe câu chuyện khá buồn của một vị khách tên P., đến từ Tiền Giang.
Tính đến nay, nhà yến của anh P. đã hoạt động được trên 4 năm, đã cho thu hoạch ổn định. Nhưng chuyện buồn cũng bắt đầu từ đây. Tổ yến thu hoạch anh P. thu hoạch không bán được.
Lúc mới bắt tay vào xây dựng nhà yến, gia đình anh P. nhờ đến một nhà tư vấn kỹ thuật ở địa phương. Họ sử dụng một loại thanh làm tổ bằng bê đúc sẵn, bên ngoài phủ thêm một lớp bột đá - theo mô tả của anh P. Loại này hiện nay cũng không còn thấy xuất hiện trên thị trường.
Lúc đầu, nhà yến này hoạt động cũng không mấy hiệu quả. Nhưng nhờ không ngừng tìm tòi học hỏi từ nhiều nguồn, anh P đã tự cải tiến các yếu tố kỹ thuật của nhà mình và dần dần phát huy hiệu quả. Chim yến bắt đầu làm tổ sau những cải tiến của anh.
Những chiếc tổ trên thanh bê tông bắt đầu đổi màu từ phần đế, màu đỏ sẫm trông như yến huyết. Nhưng niềm vui chẳng mấy chốc, phần đế dần dần chuyển sang màu đen và dừng lại ở đó chứ không phải màu đỏ rồi lan rộng ra toàn tổ như yến huyết.
Một điểm đáng chú ý nữa là chỉ những phần tổ yến tiếp xúc trực tiếp với thanh làm tổ mới bị biến màu, phần còn lại vẫn có màu trắng như bình thường. Những dấu quẹt dang dở xung quanh tổ cũng bị biến màu theo. Điều này có thể khẳng định chắc chắn rằng nguyên nhân làm cho tổ yến biến mày chính là vật liệu làm thanh làm tổ.
Cũng nhận ra nguyên nhân này, anh đã thay một phần thanh làm tổ bằng gỗ bạch tùng. Tuy nhiên, thanh làm tổ bạch tùng lại bị mốc khiến chim yến không chịu ở lại và làm tổ. Lựa chọn cuối cùng của anh P. là thanh làm tổ Red Meranti.
Để hạn chế ảnh hưởng của việc thay đổi này khiến chim yến bỏ đi, anh chọn phương án thay thế từng phần một sau mỗi mùa sinh sản.
Nhân tiện, tôi cũng xin quay trở lại vấn đề lựa chọn thanh làm tổ.
Không phải ở Malaysia hay Indonesia không có vật liêu như bê-tông để làm thanh làm tổ. Cũng không phải người dân sở tại không đủ thông minh để nhận ra được rằng bê-tông sẽ bền hơn gỗ. Vậy tại sao, với hàng chục năm kinh nghiệm nuôi yến và xuất khẩu tổ yến, hơn 90% nhà yến ở đó không dùng bê-tông hay những vật liệu khác như đá, nhựa,...?
Câu trả lời đơn giản là nếu làm bằng lam bê-tông, chất lượng của tổ yến sẽ không đảm bảo, lẫn nhiều tạp chất, chưa kể đến khả năng nhiễm độc do một số chất từ xi-măng. Trên thực tế, thương lái Trung Quốc cũng từ chối thu mua loại tổ này hoặc mua với giá rất thấp.
Một số ý kiến khác cho rằng sau khi chế biến, hạn chế trên sẽ được loại bỏ, người tiêu dùng cũng không phân biệt được. Tôi đồng ý với ý kiến này, nếu chế biến đúng cách, tạp chất hoàn toàn của thể bị loại bỏ và cũng chẳng ai phân biệt được. Nhưng đáng tiếc là thương lái Trung Quốc vẫn không thích thu mua tổ yến làm sạch vì khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm và họ không tận dụng được lợi thế nhân công giá rẻ của nước mình. Sản lượng xuất khẩu rất thấp so với tổ yến thô.
Tôi xin quay trở lại vấn đề nitrate trong tổ yến khiến toàn bộ ngành công nghiệp tổ yến của Malaysia bị ngưng trệ suốt 2 năm qua. Vào khoảng giữa tháng 8 năm 2011, cảnh sát Trung Quốc phát hiện sản phẩm yến huyết có nguồn gốc từ Malaysia có nồng độ vượt mức cho phép, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng (dù nitrate có thể được loại bỏ hoàn toàn sau khi qua quá trình chế biến - tương tự như các tạp chất trong bê-tông). Tiếp theo sau đó, chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu tổ yến và các sản phẩm thực phẩm từ tổ yến có nguồn gốc Malaysia khiến giá tổ yến nhanh chóng tuột dốc.
Trải qua rất nhiều nỗ lực, nhiều vòng đàm phán ở cấp Chính Phủ, cho đến nay, Trung Quốc cũng chỉ chấp nhận nhập khẩu sản phẩm tổ yến làm sạch từ 13 công ty đủ tiêu chuẩn và được cơ quan chức năng của cả hai nước kiểm tra và phê duyệt. Điều này vô tình hình thành nên thế độc quyền. Mặt khác, 13 công ty này, một con số rất nhỏ so với hàng trăm công ty được phép xuất khẩu như trước đây, không thể tiêu thụ tất cả tổ yến trên toàn quốc. Điều mà người nuôi yến tại Malaysia luôn mong mỏi và không ngừng đấu tranh là quyền tự do buôn bán tổ yến thô lẫn tổ yến làm sạch sang Trung Quốc. Khi đó, giá tổ yến mới có thể được khôi phục và người nuôi yến mới được hưởng lợi.
Căn nhà yến là tài sản của cá nhân bạn, bạn hoàn toàn có thể làm tất cả mọi thứ, thử nghiệm các ý tưởng bạn cho là đúng. Nhưng hãy thật thận trọng, hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Đừng đi một vòng lớn rồi quay trở lại điểm xuất phát. Đừng cố phát minh lại cái bánh xe.
Hình ảnh minh họa trong bài do chủ nhà cung cấp.
Tên nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu của chủ nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét