PHẦN BỐN
THỰC HIỆN CÁC HỖ TRỢ KỸ THUẬT ĐỂ “MỜI GỌI” CHIM YẾN VỀ Ở LÂU DÀI
Khảo sát nhiều nhà yến, mặc dù dựa trên các nguyên lý cơ bản nhưng phần lớn việc thi công kỹ thuật nhà yến được thực hiện theo tính toán của cơ sở dịch vụ kỹ thuật hay chủ nhà yến. Dư hay thiếu, chưa có các nghiên cứu xác định cụ thể nưng khi nhà yến hoạt động có một số bất cập xảy ra.
Để một nhà yến mới có môi trường phù hợp choc him yến chấp nhận ở lâu dài là tập hợp của nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng với nhau tạo nên.
- XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐỂ NHÀ YẾN CÓ MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP
Kích thước và chiều cao các tầng trong nhà yến
Nhà yến rộng sẽ giúp không khí được luân chuyển tốt, nhiệt độ ẩm và ẩm độ được điều hòa và ổn định theo vận hành tự nhiên.
Các kích thước của nhà yến thông thường là 5x16, 5x20 m, 8x16 m, 8x20 m và 12x25 m. Nhiều nhà yến kích thước nhỏ 5x10 hay 4x12 m vẫn hoạt động tốt.
Nhà yến xây nhiều tầng thì tầng trệt và tầng một chỉ nên cao 3 m, các tầng hai tầng ba nên cao 3,5-3,7 m Thời gian ánh nắng mặt trời chiếu vào các tầng ở trên cao sẽ dài hơn nên nhiệt độ ở các phòng trong tầng này nóng hơn. Xây cao để thông thoáng không khí luân chuyển nhanh giúp giảm thiểu tác động của ánh nắng chiếu vào làm ảnh hưởng đến nhiệt độ trong phòng.
( MÔ HÌNH NHÀ NUÔI YẾN )
Tường và lỗ thông gió
Tường nhà yến có thể làm bằng gõ, các tấm cách nhiệt, tấm 3D hay gạch.
Tường gạch được áp dụng nhiều , xây bằng gạch 4 lỗ rộng, xây 2 lớp tường cách nhau 7-10 cm tạo thành một khoảng trống không khí cách nhiệt và giúp không khí luân chuyển. Mặt tường bên ngoài và mặt bên trong nhà yến tô hồ xi măng.
Lỗ thông gió đặt ở tường ngoài cách nhau 80 cm, nằm cách trần nhà ở phía trên và ở phía dưới là 40 cm. Lỗ đặt ở tường trong có cùng khoảng cách với các lỗ tường ngoài và nằm dưới lỗ tường ngoài là 20-30cm, nằm ở giữa của 2 lỗ tường ngoài và cùng có khoảng cách là 80 cm.
Lỗ thông gió có tác dụng tốt là khi để tay vào ở tường trong sẽ thấy có lự hút kéo không khí trong nhà ra ngoài.
Bố trí vụ trí lỗ thông gió ở tường ngoài và tường trong ở vị trí lệch nhau sẽ ngăn được ánh sáng chiếu vào nhà yến từ lỗ thông gió.
Lỗ thông gió nhà nuôi chim yến có thể làm hình vuông, hình chữ nhật hay hình tròn.
Lỗ hình chữ nhật, ở tường ngoài là lỗ 10x20 cm và làm các tấm lam che mưa tạt vào, lỗ ở tường trong là 10x10 cm.
Lỗ hình tròn nên dung co nhựa PVC hình chữ V 90-110 mm làm lỗ.
Dùng lưới Inox 5-6 mm bịt miệng lỗ ngăn không cho côn trùng địch hại xâm nhập, bịt cả lỗ trong và ngoài. Không nên dùng lưới có lỗ nhở hơn vì dễ bị màng nhện, bụi bám bịt lỗ, không khí không luân chuyển được.
Lưới Inox cắt rộng hơn kích thước lỗ 2 cm, úp vào sát mặt ống nhựa hay gạch để nhờ hồ tô giữ lại. Không làm gờ chung quanh lỗ vì làm giảm không khí trong nhà yến luân chuyển ra ngoài.
Một số nhà yến dùng ống nhựa 90-110 mm dài 20-30 cm gắn vào miệng co để hút không khí ra ngoài.
Các nhà yến tận dụng từ nhà người ở, dùng sân thượng làm nhà yến, không thể xây tường 2 lớp, có thể làm tường bằng các vật liệu cách nhiệt. Bên ngoài là tôn thiếc, lớp giấy nhôm các nhiệt ở giữa và lớp prima trong cùng. Lớp prima là hỗn hợp xi măng với sợi cách nhiệt dày 6-12 mm kích thước 1,22x2,44 m, có thể tô thêm hồ xi măng trên tấm prima.
Các lớp cách nhiệt này giúp nhiệt độ trong nhà yến thấp hơn nhiệt độ bên ngoài 3-70C
Hình trang(34)
.
Tạo độ ẩm thì sử dụng bồn chứa nước và máy phun nước hơi sương.
Trường hợp này nên dùng quạt hút không khí ẩm thấp trong nhà yến ra. Không khí trước khi vào nhà yến có thể được cho đi qua các ống thép hay nhựa nằm trong bề chứa nước.
Trần nhà yến có thể dùng khung sắt hay khung ván đóng các tấm prima và gắn các tấm ván.
Mái nhà và hồ chứa nước
Mái nhà có thể làm bằng tôn, ngói hay đổ bê tông mái bằng.
Mái bằng tôn friprocement hay tôn tráng kẽm thích hợp cho nhà yến ở vùng khí hậu mát. Độ nghiêng của mái nhà giúp hấp thụ nhiệt mặt trời để nâng nhiệt độ bên trong của nhà yến.
Ở vùng khí hậu nóng phần lớn là làm mái bằng bê tông và xây hồ nước trên mái này.
Trên các sàn tầng nhà xây hồ nước để giảm nóng.
Hồ có thể xây chung quanh hay xây ở giữa mái nhà và sàn nhà yến.
Hồ nước chung quanh nhà là xây từ tường ra 40-50 cm và cao 15-20 cm, cách này là ngăn chặn và giảm nhiệt ngay khi ánh nắng chiếu vào tường nhà.
Các hồ nước nên có van xả tháo nước và van cấp nước tự động.
Trên mái bằng bê tông có lợp ngói thì phần thấp của mái ngói phải cao hơn nhiều cao hồ nước 25-30 cm để tạo khoảng hở cho không khí trên phần mái được lưu thông tốt.
Sau khi kiểm tra chống thấm tốt thì cho nước vào các hồ và giữ mức nước là 6-10 cm.
Hồ nước và lỗ thông gió sẽ vận hành tự nhiên điều hòa nhiệt độ và ẩm độ, vào ban ngày nhiệt độ trong nhà luôn thấp hơn nhiệt độ bên ngoài là 7-80C và ban đêm thấp hơn 3-40C.
Hơn 70-80% số giờ trong năm, môi trường trong nhà yến được vận hành tự nhiên có thể điều hòa duy trì ở nhiệt độ 27-290C và độ ẩm 65-70% thích hợp cho đời sống sinh lý của chim yến mà không cần sử dụng máy phun nước hơi sương.
Khi nhà yến hoạt động, nên kiểm tra có thể mở thêm hay bịt bớt các lỗ thông gió.
Hệ thống phun nước hơi sương giảm nhiệt độ
Hệ thống phun nước hơi sương được lắp đặt trong nhà yến sẽ vận hành khi nhiệt độ trong nhà yến lên trên 290C (nhiệt độ ngoài trời trên 370C) mà hệ thống thông gió và hồ nước vận hành tự nhiên không đạt được.
Hệ thống phun nước hơi sương gồm có máy bơm hơi cao áp, van điện tử, bình lọc nước, ống nhựa phun 8 mm và 10-12 bec phun cho một tầng, gắn một bên hay hai bên đều đươc.
Nhiều nhà yến lấp máy bơm phun nước hơi sương không có bình lọc nên béc bị nghẹt phải sửa chữa.
Dây và béc phun đặt treo trên tường cách sàn 1-1,2 m để có thể phun nước hơi sương khắp phòng. Sương nước phun ra cách tấm ván gắn trần 0,5-0,7 m để không có bụi nước dính ướt ván.
Máy bơm phun nước hơi sương được vận hành tự động nhờ Thermostat giúp khởi động khi nhiệt độ tăng được định sẵn và ngưng khi nhiệt độ trở lại chuẩn. Máy này cũng có thể được vận hành bằng Hydro Control (Hydrostat) khi ẩm độ xuống thấp máy chạy và khi độ ẩm tăng lên đúng chuẩn thì ngưng.
Các nhà cung cấp máy bơm phun nước hơi sương lắp với Timer định sẵn giờ và thời gian hoạt động nên mỗi ngày cứ đến giờ là máy tự động phun nước dù nhiệt độ trong nhà yến đang ở nhiệt độ chuẩn là 27-290C hay trong những ngày mưa bão nên môi trường trong nhà yến dễ bị ẩm thấp làm mạt gỗ và nấm móc xuất hiện phá hoại chim yến phải bỏ đi.
Để giúp nhiệt độ giảm nhanh, ở chóp mái nhà có thể đặt thêm một hệ thống bơm phun nước hoặc ở bên trong tường nhà yến đặt thêm các chiếc ống thép để nước chảy làm mát không khí.
Khi hệ thống phun sương trong nhà kết hợi,nước được bom phun trên mái nhà hoặc chảy trong các ống sắt trong tường, nhiệt độ môi trường trong nhà yến sẽ nhanh chóng trở lại chuẩn 280C.
Hệ thống phun nước trên mái nhà hoàn toàn khác với hệ thống phun nước thu hút chim đến trú ở và tác động đến đường bay của chim.
2.XÁC ĐỊNH LỖ RA-VÀO CỦA NHÀ YẾN VÀ ĐƯỜNG BAY BÊN NGOÀI
2.1. Xác định hướng lỗ ra-vào
Nhà yến xây trong khu vực đã có nhiều nhà yến thì quan sát đường chim bay dạo của các nhà này để xác định đường chim bay dạo và lỗ ra-vào cho nhà mới xây.
Nhà yến ở các khu vực mới thì phải theo dõi đường chim bay để xác định.
Nhà yến ở gần khu vực có đầm hồ lớn Thì vị trí lỗ ra-vào được xác định là hướng nhìn ra các đầm hồ vì trước khi về nhà yến, chim rất thích tắm và làm ướt lông để mang nước về tổ cho chim con.
Vị trí của lỗ ra vào cũng hường được bố trí theo hướng BắcNam.
Mỗi nhà yến chỉ nên có một hay hai lỗ ra vào và nên xác định ngay từ đầu để bố trí ánh sáng trong nhà yến cho hợp lý.
Có nhiều chủ nhà yến 4 lỗ ra-vào làm ánh sáng vào nhà yến phức tạp hơn, bố trí tấm ván ngang không đúng sẽ giảm sản lượng tổ và sẽ có nhiều chim yến bỏ đi khi không tìm được vị trí làm tổ thích hợp.
Khi nhà yến đã hoạt động nên xác định lỗ ra-vào thích hợp được chim yến chọn và bịt các lỗ còn lại.
Khi làm lỗ ra-vào không nên tính đến thúc ép chim đổi đường bay mà nên thuận theo đường chim bay. Chim yến sẽ thay đổi đường bay nếu bị thúc ép nhưng phỉa mất 6-12 tháng mới có một số con sẵn lòng thay đổi hướng bay buộc chim phải vào nhà qua các lỗ ra-vào không chính xác sẽ làm chim đi về các nhà khác do chúng thấy không cần phải đổi đường bay.
Xác định hướng lỗ ra-vào sẽ khó khăn khi nhà yến xây dựng ở vùng ven biển hải đảo có nhiều gió thổi mạnh như một số khu vực ở Hồ Tràm, Mũi Né, Phan Thiết, Tuy Phong, Cam Bình, Hội An, Ninh Hòa, Hà Tiên, Phú Quốc, Phú Quí… Khi gió thổi mạnh đường bay của chim dễ bị đẩy lệch làm chim bay vào lỗ ra-vào khó khăn.
Xác định sai, vào các ngày có gió lớn, chim bay về nhà yến phải bay nhiều vòng quanh trên lỗ ra-vào nhưng không bay vào nhà được, chim phải bay đi nơi khác, số chim này coi như mất, trả “lộc trời lại cho trời”.
Ở vùng này có 2 mùa gió chính nên mở 2 lỗ ra-vào cho phù hợp 2 mùa gió và tính toán ảnh hưởng do gió lùa tác động đến nơi chim ở cũng như thay đổi chiều rộng các tấm ván cho phù hợp.
Ở nhà yến xây trong khu có nhiều nhà yến, tùy diện tích của sân chim bay dạo lớn hay nhỏ và phải quan sát xem đường bay của chim đến từ bên phải hay bên trái nhà mà bố trí lỗ ra-vào ở bên phải, bên trái hay ở giữa để chim có nhiều đường bay vào lỗ ra-vào. Sân bay dạo càng rộng thì càng có nhiều đường bay để chim bay vào lỗ ra-vào.
2.2.Chuồng cu và vị trí của lỗ ra-vào
Nên làm chông cu để đặt lỗ ra-vào, nếu không làm chuồng cu thì lỗ ra-vào có thể đặt ở bên hông hay trước mặt nhà.
Lỗ ra-vào cho nhà yến mới là hình chữ nhật 40x 80 cm sẽ tốt nhất choc him bay vào, về sau này sẽ thu nhỏ lại.
Vị trí của lỗ ra-vào là cách 40 cm từ trên xuống.
Khi thiết kế phải tính toán cho chim bay ra-vào một cách dễ dàng, hạn chế ánh sáng chiếu vào và ngăn được kẻ trộm, địch hại vào nhà yến.
Xây chuồng cu rộng tốt hơn, thích hợp là 5x5 m hya 4x4 m và cao 3 m.
Nhà yến dài dưới 20 m nên đặt chuồng cu ở cuối nhà, trên 20 m nên đặt ở gần giữa nhà để khi chim bay vào, chúng có thể bay đến và làm tổ ở các nơi trong nhà yến.
Lỗ ra-vào quay hướng Tây hay Đông, ánh sáng sẽ chiếu thẳng vào tường đối diện và phản chiếu đưa xuống nhà yến, nên thu nhỏ lỗ thông tầng từ chuồng cu xuống diện tích lỗ thông tầng này có thể còn lại 2x3 m hay 2x4 m và 3x4 m hay nhỏ hơn.
Các lỗ thông tầng từ các tầng khác xuống nên là 4x4 m.
2.3.Sân chim yến bay dạo
Sân chim bay dạo nằm ở phía trước lỗ ra-vào.
Không có vật cản trong sân chim yến bay dạo, chỉ nên có các cây bụi thấp, có cây keo dậu, táo nhơn, các cây thân cao quanh nhà yến trong phạm vi 10-15 m nên chặt bỏ.
Sân chim bay dạo càng rộng thì số lượng chim bay vào nhà yến sẽ nhiều hơn, chim yến có thể điều khiển đường bay lên trên hay xuống thấp hay để đổi đường bay để bay vào lỗ ra-vào.
2.4.Đường bay bên ngoài của chim yến
Chim yến bay vào nhà qua lỗ ra-vào theo dạng dàn ngang, thẳng đứng và nhiều con cùng lúc.
Chim yến có xu hướng bay quanh tường và cách tường 50 cm và từ trần xuống 50 cm, khoảng cách này có thể xa hơn khi chim trong tư thể đổi hướng
Để chim bay đến các lỗ trong nhà được dễ dàng nên đặt lỗ cách trần 40 cm, khi chim bay chui qua các lỗ cánh không va chạm vào tường, chim sẽ cảm thấy tự do khi thực hiện mọi dạng bay để vào phòng kế tiếp.
2.5.Hệ thống phun nước bên ngoài, các hồ chứa ở chuồng cu và trên mái bằng thu hút chim
Chim yến rất thích tắm nước, chim thường quần tụ từ 4 giờ chiều để tắm tại các hồ lớn trước khi về nơi ở.
Các nhà yến nên đặt hệ hống phun sương và xây hồ nước trên chuồng cu, trên mái bằng để thu hút chim yến về. Khi hoạt động phải tạo các bụi sương trên cao giống như mưa phùn lan tỏa để chim nhìn thấy từ xa và bay lại.
Có thể đặt 10-12 cái béc phu trên tường mái hoặc một cột phun nước cao 7-8 m trong sân chim bay dạo, phun nước lên cao trước lỗ ra-vào.
Trước lỗ ra-vào, có điều kiện nên xây hồ chứa nước rộng 2-3 m, dài tùy theo mái, cao 25-30 cm và giữ mức nước 20 cm. Trên nóc chuồng cu, có điều kiện nên xây một hồ cao 25-30 cm, chứa 20 cm nước.
3.ĐƯỜNG BAY BÊN TRONG VÀ PHÂN CHIA PHÒNG TRONG NHÀ YẾN
Khi bay vào bên trong, chim yến có đường bay là đường bay dạo, đường bay thẳng và đường bay lên xuống.
Đường bay dạo, đường bay lên và bay xuống quan trọng. Thực hiện hai đường bay này, chim cần có bán kính trên 2 m nên phòng phải có diện tích tối thiểu trên 4 m2 mới đảm bảo đường bay thuận lợi không thúc ép.
- Chim yến sử dụng đường bay dạo từ sân đi vào lỗ ra-vào như thế nào thì chim yến cũng sẽ theo đường bay đó bay bên trong nhà yế.
Chim yến bay đến từ phía bên trái thì đường bay bên trong cũng đến từ phía bên trái, để đổi hướng đến phía bên phải thì kích thước phòng phải lớn hơn 4x8 m nếu không chim gặp khó khăn khi chuyển hướng thay đổi đường bay và không thể bay đến vào các phòng kế tiếp được.
- Trong nhà yến 4x8 m, chim sử dụng tất cả các nơi trong nhà vì không có chia phòng, không có các lỗ bên trong mặc dù có phân chia phòng giả.
- Với đường bay lên hay xuống, lỗ thông sàn là 4x4 m, nếu nhỏ hơn chim sẽ gặp khó khăn khi bay vào bên trong các lỗ thông phòng để đến các phòng ở trên hay ở dưới.
- Lỗ thông sàn nhà nuôi yến ở vị trí gần tường để buộc chim yến phải phải chuyển hướng bay lên-xuống, có tường cản trở thì chim bay thẳng đứng vì hệ thống định vị bằng âm dội hoạt động không hiệu quả.
- Cần lưu ý, cầu thang trong nhà yến lên xuống các tầng không nên làm bằng sắt vì hệ thống định vị bằng âm dội hoạt động cũng không hiệu quả, chim bay thẳng vào cầu thang, va chạm mạnh chết.
- Khi phân chia kích thước phòng, diện tích nhỏ hay lớn hơn không quan trọng vì không làm ảnh hưởng chim yến sử dụng phòng mà phải sắp xếp theo kích thước và vị trí của phòng bay dạo hoặc sân chim yến bay dạo.
4. ÁNH SÁNG TRONG NHÀ YẾN
Ánh sáng trong nhà yến chỉ ảnh hưởng đến chim yến vào ban ngày khi vào mùa sinh sản.
Vào mùa sinh sản, chim chọn các nơi tối lờ mờ các nơi này thường nằm ở phía sau các vật bị chiếu sáng. Chim yến không thích làm tổ nơi hoàn toàn tối, ánh sáng nhỏ hơn 0,02 lux. Chim sẵn sàng làm tổ ở các nơi khác nếu có ánh sáng tối lờ mờ, có thể ở phòng bay dạo.
Khi mở lỗ thông gió, lỗ ra-vào nên hạn chế ánh sáng vào nhà yến để khi đặt các tấm ván ngang, ván phân chia phòng và lỗ thông phòng sẽ đạt yêu cầu ánh sáng tối lờ mờ, càng có nhiều vùng tối thì có nhiều vị trí chim làm tổ.
Trong nhà yến nhiều tầng, cường độ ánh sáng ở tầng một thấp hơn các tầng trên vì ánh sáng đi vào từ trên xuống. Chim yến làm tổ trên các tấm ngang ở tầng dưới trước ròi mới đến các tầng trên.
Để ngăn ánh sáng trực tiếp và ánh sáng phản chiếu đến các tấm ván trần, có thể làm thêm các vách ván phân chia thành phòng giả cho mỗi 4 m nhà yến.
Trường hợp lỗ ra-vào đặt ngay bên hông hay mặt trước nhà, sau khi chừa phòng bay dạo bên trong nên xây một bức tường chắn ánh sáng và làm lỗ thông phòng.
Chim yến trẻ làm tổ thích độ sáng lớn hơn 0,02 lux, khi ấp trứng có độ sáng từ 0,021-0,030 lux. Độ sáng này chim yến không bị chim én quấy rầy.
Chim yến trẻ sống bầy thích độ sáng 0,02-0,1 lux, sống đơn lẻ thích độ 0,06 lux.
Ở vùng Dầu Tiếng, hồ Mang Cá…chim én nhạn thường xuất hiện chung với chim yến và có lúc chim én nhiều hơn. Trong thời kỳ đầu, chim én có thể theo chim yến vào trong nhà trú ở và làm tổ, chỉ cần điều chỉnh cường độ ánh sáng giảm xuống còn 0,02 lux thì chim én sẽ bỏ đi nơi khác.
5.TẤM VÁN GẮN TRẦN CHO CHIM YẾN LÀM TỔ
5.1. Tấm ván gỗ SWO-2
ỞIndonesia, gần 20 năm kể từ khi nghề nuôi chim yến trong nhà bùng phát vào năm 1970, các chủ nhà yến mới chọn được ván SWO-2 lắp đặt trong nhà yến.
Ván SWO-2 được sản xuất chuyên dùng cho nhà yến và được hoàn thiện thêm là mỗi mặt của tấm ván có làm thêm 7 rãnh sâu và rộng hơn 1 mm, mõi rãnh cách nhau 1,2 cm để làm chỗ choc him bám chân đậu ngủ hoặc làm nền tổ dễ dàng, không làm chim mất sức khi treo bám.
Ván SWO-2 làm từ các gỗ tạp rẽ tiền được ngâm tẩm sấy khô có độ ẩm nhỏ hơn 14%, nhẹ, không cứng và thớ gỗ không dày, bề mặt nhám, không công vênh, không mùi, không có vị đắng, không bị ảnh hưởng thời tiết, không bị mối mọt nấm mốc phá hoại trong điều kiện độ ẩm cao 75-80%, thời gian sử dụng trên 20 năm.
Ván dày 2-3 cm, rộng 15-20 cm và dài 90-100 cm.
Ván dùng để chia đàn và chia tầng mỏng hơn và rộng hơn.
Chim yến rất thích làm tổ trên các tấm ván SWO-2.
Giá ván SWO-2 nhập từ Indonesiabán tại TP.Hồ Chí Minh là 18-20 triệu/m3.
5.2. Ván trần làm từ các loại gỗ khác
ỞIndonesia, các nhà yến còn dùng các loại gỗ khác như Meranti trắng (sến trắng), Dammar Laut (nhựa ruồi), Meranti Meranh, giá tị (teak), Bengkirai (sến mũ vàng), Kamfer (long não) và gỗ cây dừa để làm các tấm ván gắn dưới trần cho chim yến làm tổ, Các loại ván này được xử lý ngâm tẩm sấy mới sử dụng.
Tuy nhiên, mức độ chim chấp nhận làm tổ khác nhau, trên ván SWO-2 từ 3-6 tháng, Meranti trắng từ 6-12 tháng còn các loại ván Dammar Laut (nhựa ruồi), Meranti Merah, Bengkirai (sến mũ vàng) còn ván cây dừa thì chậm hơn kéo dài từ 12-16 tháng có khi dài hơn 18-24 tháng.
Tuổi thọ của các tấm ván này ngắn 10 năm, nhưng nếu không ngâm tẩm mà chỉ sấy thì ngắn 5-6 năm, có khi chỉ 6-9 tháng.
Trước đây ởIndonesia, các nhà yến sử dụng ván giá tị và căm xe vì ván này cứng lâu hư, ít bị nấm mốc, thời gian sử dụng trên 50 năm nhưng giá quá cao và khó tìm mua.
Ván Meranti trắng là 17,5 triệu/m3 nhập từMalaysia về.
5.3. Ván trần làm từ các loại gỗ tạp ở Việt Nam
Nhiều cơ sở dịch vụ kỹ thuật trong nước và nước ngoài Malaysia cũng như một số chủ nhà yến dùng ván đóng lên trần cho chim yến là ván tạp rẻ tiền như ván Meranti (nhập từ Malaysia), ván thông trắng Pinus amamiana, bạch tùng Podocarpus imbricatus, xoan nhà Melia azedarach, dái ngựa Swietenia mahagoni và cây dừa. Giá cung cấp là 14-15,5 triệu/m3.
Kết quả chim yến về làm tổ tốt nhưng sau một thời gian thì có một số nhà có ván bị nấm mốc, mạt gỗ xuất hiện phá hoại, riêng ván xoan đào trong ván còn có độc tính Tetranortriterpen nên chim chậm làm tổ từ 9-12 tháng nhưng không bị nấm mốc xâm nhập.
Các ván tạp này lấy từ rừng về cho cưa xẻ đem sấy rồi chạy rãnh làm ván, không ngâm tẩm xử lý chống mối mọt nên trong môi trường độ ẩm cao bị mạt gỗ nấm mốc xâm nhập là không thể tránh khỏi.
Ở Đồng Xoài có nhiều nhà yến xây dựng trong năm 2010, sau 3-6 tháng chim yến đã về ở, làm tổ thì chim bỏ đi. Khi phát hiện thì các tấm ván bị mọt gỗ đục rỗng, chúng sinh sôi rất nhiều sống khắp trong nhà yến tấn công cắn đỏ những người vào nhà yến. Đây là loại mọt gỗ Lyctus brunneus, Dinoderus minutus, mọt sừng dài Hylotrupes bajulus, mọt Xestobium rufovillosum…chúng đục lỗ đào đường hầm thẳng trong gỗ đẻ trứng sống suốt đời trong ván và mang bào tử nấm mốc. Khi môi trường trong nhà yến có độ ẩm cao, ẩm thấp, chúng sinh sôi phát triển nhanh phá hoại tất cả các tấm ván gắn trần.
Ở Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hà Tiên và Phú Quốc, các nhà yến được cung cấp ván câu dừa và dái ngựa, ván chỉ sấy khô không ngâm tẩm xử lý, với bề dày ván 1,2-1,3 cm nên sau thời gian 9-12 tháng trong môi trường độ ẩm cao là dễ bị hư mục, bị nấm mốc phá hoại, bị lung lay không còn dính chặt vào tường, chim yến bỏ đi.
Kích thước các tấm ván này được tính theo cách cưa xẻ nát đường mực, ván dày 2 cm còn lại 1,65-1,7 cm, rộng 15 cm còn lại 13,5 cm, rộng 20 cm còn lại 18,5 cm. Chất lượng các tấm ván để chim gắn tổ không đạt là điều dễ đưa đến thất bại.
Xử lý các nhà yến bị thất bại do nấm mốc do mạt gỗ phá hoại không đơn giản. Không phải chỉ là tháo dỡ các tấm ván xuống và thay vào đó là các tấm ván mới mà phải xử lý diệt trừ hết các báo tử của nấm mốc, mạt gỗ đã xâm nhập phát triển trên tường trần nền, hồ chứa nước, các kết cấu khác và các thiết bị có trong nhà yến.
Chỉ tháo bỏ rồi gắn các tấm ván mới thì chim yến không về vì môi trường trong nhà yến chưa trở lại trong lành còn nhiều nấm mốc, vận hành phun nước tạo ẩm chỉ trong thời gian 3-5 tháng là nấm mốc xâm nhập trở lai.
5.4.Xử lý ngâm tẩm ván
ViệtNam có nhiều nhà máy chế biến gỗ với qui trình công nghệ cao xử lý ngâm tẩm sấy chế biến gỗ để sản xuất các vật dụng trong nhà chất lượng cao xuất khẩu, không bị mối mọt, nấm mốc.
Hóa chất ngâm tẩm có nguồn gốc vô cơ là CuSO4 50% + K2Cr2O7 50% hay Chlorothalonil 50% + Carbendazim 10% (hoạt chất được phép sử dụng thay thế PCP, NaPCP trong phòng trừ nấm mốc hại gỗ), dùng với hàm lượng 5-10 ppm ngâm tẩm rồi sấy sẽ phòng trừ nấm mốc hại gỗ tốt, không gây độc hại cho người và chim yến.
Ván xoan có thể sử dụng tốt không bị nấm mốc xâm nhập, tuổi thọ kéo dài trên 20 năm, nếu được ngâm rửa giảm bớt độc tính Tetranortriterpen.
Trường hợp phải sử dụng ván đã sấy khô nhưng chưa được xử lý diệt mối mọt và nấm mốc, chủ đầu tư có thể dùng đồng hữu cơ và các muối Sorbate phun lên các tấm ván rồi phơi sấy khô lại, có thể ngăn chặn được nấm mốc.
Đồng hữu cơ và muối Sorbate với hàm lượng 5-20 ppt phun tẩm ván không gây độc cho người, cho chim và không mùi, không vị nên không ảnh hưởng đến mùi của chim yến có trong nhà yến, ngăn chặn được nấm mốc hữu hiệu.
Chitosan là chất polime sinh học có trong vỏ cánh côn trùng, có khả năng ức chế nhiều chủng nấm mốc và vi nấm. Khi nhúng ván đã sấy vào dung dịch chitosan 2% sẽ tạo lớp màng bảo về ván kháng nấm mốc xâm nhập.
Có thể dùng ván cây săng máu Horsfieldia amygdalina (Wall.) Warb và cấy săng máu rạch Horsfieldia irya (Gaertn) Warb thuộc họ Myristicaceae để làm tấm ván trần nhưng nên ngâm rửa như ván xoan. Cây gỗ cao đến 25m nhánh tròn, mọc rải rác ở các tỉnh từ Quảng Trị tới Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh.Cây mọc ở ven sông suối có sức tăng trưởng nhanh, dễ trồng không kén đất, sống được trên đất bạc màu chịu được khô hạn nhẹ, cây 3 năm tuổi có thể cao 6-8 m. Gỗ nhẹ và bản thân gỗ cũng có các hoạt chất ngăn chặn được côn trùng nấm mốc xâm phạm.
Hiện nay, một số nhà yến đã sử dụng ván LPP-15 và LPP-20 của công ty Long phụng phát TP. Hồ Chí Minh sản xuất từ gỗ bạch tùng (thông nàng) được xử lý ngâm tẩm hóa chất, luộc chín trên 1000C diệt trừ mối mọt, trứng các côn trùng và nấm mốc, sấy khô, xẻ rãnh, đạt độ ẩm
Ván được kiểm tra chứng qua thực tế sử dụng là chim yến chấp nhận làm tổ trong thời gian sớm nhất 3-6 tháng sau khi chim về nhà yến.
Ván có chất lượng như ván SWO-2 củaIndonesiasản xuất nhưng giá rẻ hơn 20-30%.
5.5.Đóng tấm ván gắn trần cho nhà nuôi yếnu
Các tấm ván ngang được đóng gắn lên trần nằm thẳng góc với hướng ánh sáng chiếu vào có khoảng cách 30-40 cm, các tấm ván dọc nằm song song với hướng vào của ánh sáng có khoảng cách là 75-100 cm. Tính toán để bố trí các tấm ván ngang nhiều hơn tấm ván dọc.
Để các tấm ván đóng lên trần tạo được nhiều vùng tối là phải xác định được hướng chiếu của nguồn sáng.
Dùng các tấm ván ngang đóng bao tường và đà có trong nhà yến rồi đóng các tấm ván ngang gắn lên trần. Khi đóng được vài tấm ván ngang nên kiểm tra hiệu quả của tấm ván này với tác dụng ngăn ánh sáng. Các tấm ván dọc đóng ngay sau khi đã đóng xong tấm ván ngang.
Đo kích thước của chiều đóng tấm ván ngang trong một gian nhà yến để xác định khoảng cách của các tấm ván ngang. Kích thước lọt lòng của chiều đóng ván ngang là 5 m, sau khi đóng 2 tấm ván bao tường còn lại 4,96 m thì số tấm ván ngang sẽ được đóng là 15 tấm với khoảng cách trong giữa 2 tấm ván là 31 cm. Tấm ván ngang có chiều dài là 1 m hay 2 m được đóng nối tiếp cho đến khi hết chiều cần đóng. Tấm ván dọc có chiều dài 31 cm được cưa đồng loạt để đóng chen giữa 2 tấm ván ngang với khoảng cách từ trên 75-100 cm nhưng không quá 100 cm.
Cách xác định khoảng cách giữa 2 tấm ván dọc giống như cách xác định khoảng cách giữa 2 tấm ván ngang.
Dùng tắc kê, bass 3-4 lỗ, ốc vít, đinh tắc kê và ke gia cố để đóng các tấm ván gắn chặt lên trần nhà, nên dùng các vật tư này bằng nhựa và thép không rỉ Inox để về sau không bị rỉ sét làm các tấm ván bị lung lay.
Để không có khoảng hở giữa trần nhà và tấm ván nên kiểm tra và xử lý tạo mặt phẳng của trần nhà trước khi đóng ván, xem xét và sữa chữa ngay nếu trần nhà có lỗ hổng.
Tấm ván gắn lên trần phải đứng thẳng góc sát với trần nhà không tạo ra khoảng hở.
Trước khi đóng ván lên trần 10-15 ngày nên quét nước phân chim yến ở một mặt ván tạo mùi và phơi hong gió cho khô. Khi đóng ván còn ẩm phải sấy lại, nếu dơ bị bụi bị cặn phân chim đóng thì dùng bàn chải đánh sạch, không được dùng nước lau, nếu cong vênh hay bị nứt tét và bị nấm mốc thì không nên dùng.
Việc lắp gắn các tấm ván ngang và dọc phải đúng, sắp xếp để chim bay đến đậu một cách dễ dàng vì chim chỉ có thể đậu từ đường bay thẳng, không bao giờ từ đường bay dốc.
HÌNH TRANG 51
Các tấm ván sau khi đóng thành khung sẽ làm nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trong các phòng của nhà yến điều hòa tốt hơn. Nhiệt độ bên trong khung ván ấm hơn vì không bị ảnh hưởng bởi lỗ ra-vào độ ẩm bên trong khung ván cũng giữ ổn định vì các yếu tố như gió, ánh sáng đã bị các tấm ván ngang hạn chế.
Với số lượng chim yến về ở và tốc độ tăng đàn mỗi năm, số lượng nhà yến hiện nay và trong tương lai thì không nên đóng các tấm ván góc để tăng thêm chỗ cho chim làm tổ. Tuy nhiên nhà yến nằm trong khu vực có nhiều nhà nuôi chim yến thì nên làm thêm các tấm ván góc.
5.6. Tấm gắn tổ yến, ý tưởng mới
- Tấm lam bê tông gắn tổ yến
Ở Gò Công, Tiền Giang có một, hai nhà yến đúc các tấm lam bê tông gắn dưới trần cho chim yến làm tổ.
Ưu điểm của các tấm lam này là trong môi trường có độ ẩm cao nấm mốc xâm nhập khó hơn như trên các tấm ván. Hấp thu nhiệt chậm nên tấm lam bê tông mát hơn tấm ván.
Nhược điểm của các tấm lam này là khi thi công lắp dưới trần khó khăn vì nặng, trần nhà phải gánh thêm một khối lượng nên xây dựng tốn kém hơn
Tấm lam bê tông hút ẩm chậm nên phải phun nước hơi sương nhiều 85-95% mới giúp nề tổ chim dính vào. Môi trường quá ẩm thấp nấm mốc sẽ phát triển nhanh chóng phá hoại tường, gạch, các kết cấu khác trong nhà, không có lợi cho chim ở lâu dài.
Nền tổ dính chặt vào tấm lam, một số sợi yến bị dính cát. Khi thu hoạch phải ấn sâu lưỡi dao vào mặt tấm lam mới lấy hết nền tổ, khi chế biến phải ngâm rửa bỏ cát. Lấy tổ không bị dính cát thì tổ bể thành yến vụn giá giảm.
Môi trường của nhà yến phù hợp, chim đã chấp nhận ở lâu dài thì sẽ gắn tổ lên các tấm lam vì không có cách khác để lựa chọn.
Chắc chắn sẽ có một số chim bỏ đi vì không phù hợp với sở thích của chúng.
- Tấm lam nhựa và đất sét nung
Ván có số lượng hạn chế giá luôn tăng và dễ bị nấm mốc xâm nhập làm chim bỏ đi nêncó một số ý tưởng là sản xuất các tấm nhựa cứng nhám và có các đường rãnh hoặc làm các tấm đất sét nung. Tấm nhựa phải thấm hút nước chim mới gắn tổ được nên còn chờ thử nghiêm, còn tấm ngói đất sét nung có thể là giải pháp thay thế tốt cho tấm ván gỗ vì thấm hút nước được và gắn lên trần cũng dễ thực hiện hơn.
6.PHÁT TIẾNG CHIM YẾN GỌI MỜI CHIM VỀ
Trong quá trình gọi mời chim yến về nên dùng đĩa CD hay USB gốc để có âm thanh rõ rang và chỉ sử dụng loa treble, không dùng loa bass, hiện nay các nhà yến đã chuyển sang dùng USB thu và phát tiếng chim yến, USB thu tiếng chim có thời gian phát dài hơn, bền hơn vè dễ sử dụng.
6.1. Các loại tiếng chim yến
Trên thị trường có 7-8 loại tiếng chim, mới đây có thêm 2 loại tiếng chimDungun và Black cloud được quảng cáo là có khả năng thu hút chim yến về nhiều hơn nên có giá rất cao 70-90 USD/tiếng.
Trong các tiếng chim yến này có 3 loại: tiếng chim kêu trong nhà, tiếng chim kêu dẫn chim vào nhà yến và tiếng chim để khảo sát tìm chim yến ở ngoài trời. Tiếng chim kêu dẫn chim vào nhà yến thì có nhiều loại tiếng, trong đó có 1-2 loại tiếng cơ bản còn lại là được xử lý pha trộn lúc cho nhiều tiếng chim kêu dồn dập rồi có khoảng trầm dài ngắn hoặc tiếng kêu của riêng mỗi con với các âm thanh lúc lớn lúc nhỏ.
Tiếng chim để khảo sát tìm chim yến ở ngoài trời phát ra có tác động lôi cuốn chim đang hoạt động chung quanh khu vực tìm đến, dùng tiếng chim này phát ở các loa cửa chim có bay về nhưng không bay vào lỗ ra-vào.
6.2.Ảnh hưởng của tiếng chim dẫn chim yến vào nhà yến
Với 2.000 nhà yến hiện có thì có khoảng 500-600 nhà yến sử dụng tiếng chim kêu giống nhau. Các con chim yến non trẻ đang bay khi nghe thấy nhận ra tiếng đòng loại có thể xao động tìm đến. Như vậy số chim mới về nhà yến nhiều hay ít, vào nhà này mà không vào nhà kia có phải do tính may rủi không, hay do ảnh hưởng của tiếng chim phát ra.
Khi chim vào nhà có môi trường phù hợp, không khí trong lành thì sẽ ở lại, đến mùa sinh sản làm tổ. Con nào về là ở luôn, con mới về cũng ở lại, rồi lại đến con khác về…thì đàn chim có thể tăng lên mỗi ngày.
Thành công hay thất bại của nhà yến là tạo được môi trường phù hợp để chim ở lâu dài, chim không bỏ đi sau khi ở được một vài tháng, như vậy là ở cách vận hành nhà yến có tạo ra môi trường có phù hợp không.
6.3. Loa nhỏ gắn trong nhà yến
Tùy theo kích thước của nhà yến mà gắn loa nhỏ( loa treble còn gọi là loa chép, loa góc) nhiều hay ít, chưa có xác định gắn bao nhiêu loa trên 1 m2 là đủ, gắn dư là tốt nhưng dư quá lại không tốt.
Loa gắn vào các tấm ván làm tổ, phát ra tiếng kêu tạo cảm giác như đã có chim non đông đúc trong nhà yến. Chim mới vào ở có cảm giác an toàn. Chim thích làm tổ gần loa, có thể trên các loa đặt ở góc các khung ván.
Loa phát rất nhiều tiếng chim yến non tạo ra sự nhiễu loạn sóng âm thanh giống như nhiều tiếng chim non kêu cùng một lúc trong nhà yến để chim lầm tưởng là nơi ở, nơi làm tổ của cả đàn chim.
Mỗi tầng của nhà yến 7x25 m, các cơ sở dịch vụ kỹ thuật có thể gắn 60-80 loa nhỏ và cũng có thể gắn 100-120 loa.
Có thể gắn loa theo cách là gắn 2 loa ở 2 góc và một loa ở giữa vào góc của các khung ván theo chiều ngang 7 m của nhà, rồi gắn thêm 2 loa ở giữa các loa này, như vậy là có 5 loa, loa này cách loa kia 1,75 m. Theo chiều dài 25 m là cách khoảng 1,5-1,7 m gắn một loa, cách gắn này được khoảng 80 loa cho mỗi tầng.
Có thể gắn theo cách là chiều rộng 7 m gắn 6 loa, mỗi loa cách khoảng 1,4 m và gắn theo chiều dài 25 m cách khoảng 1,4 m là 1 loa, cách gắn này sẽ được 120 cái cho mỗi tầng.
Dùng dây loa có nhiều tim (30-50-100 tim) đấu nối vào ampli rồi kéo dẫn thẳng ở trục giữa nhà đến các loa theo cách đấu nối song song, dây loa nấp dấu dưới mép các tấm ván. Có thể chia đôi và so le các số loa này đấu nối vào 2 dây loa với 2 Ampli để khi có trục trặc hư hỏng loa và dây loa thì chỉ ngưng phần hư sửa chữa mà không ảnh hưởng phát tiếng chim kêu hoặc dùng hai máy phát thay đổi phát 8 giờ rồi để máy khác phát 8 giờ.
Nhà yến 2-3 tầng, dây loa phát tiếng chim trong 2-3 tầng có thể đấu nối vào một ampli hay đấu nối vào 2-3 ampli và 2-3 máy đọc để khi trục trặc ở tầng nào thì ngưng sữa chữa tầng đó.
Một số kinh nghiệm của nhà yến
- Nến đấu nối vào 2-3 máy đọc USB với 2-3 Ampli vì phần lớn hàng điện tử loại này có xuất xứ Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Thái lan hay Malaysia giá rẻ, có thể dùng trong thời dài không hỏng nhưng cũng có thể hư ngay khi vận hành vài ngày, vài tháng.
- Dùng dây loa trong môi trường ẩm thấp chỉ 1-2 năm là ruột dây loa bị đen hư nên dùng dây điện đồng Cadivi 24 tim có thể dùng được 5-10 năm. Có ý kiến cho là không dùng dây điện trong nhà yến.
- Loa chép thường dùng sau 2-3 tháng là hư phải thay thế liên tục nên dùng tụ gắn trước các loa, cứ 6 loa gắn 1 tụ sẽ giúp âm thanh trong nhà yến được phát đều không có trường hợp một số loa ở trước thì có âm thanh lớn nhưng mau hư, số loa nằm sâu thì âm thanh yếu nhỏ lâu hư.
Cách gắn loa chép trong nhà nên gắn ở sát cạnh mép góc dưới các tấm ván, vào trong thì lên dần đến trên các góc tấm ván để lôi cuốn tạo sức thu hút và phân bố chim sử dụng hết tất cả các phần trong nhà yến.
Các loa gắn trong nhà phát tiếng chim yến kêu liên tục 16 giờ nên mỗi tầng có 2 đầu đọcUSB và 2 Ampli thay đổi phát trong 8 giờ và được vận hành bằng timer đồng hồ hẹn giờ lập trình sẵn.
Ban đêm không phát tiếng chim kêu.
6.4. Loa dẫn dụ chim yến gắn ở lỗ ra vào và loa dẫn
Đây là các lao đặt ở lỗ ra-vào, lỗ thông tầng, lỗ thông phòng phát tiếng chim yến kêu để gọi mời chim về nhà yến và dẫn đến các nơi làm tổ.
Loa miệng còn gọi là loa trung đặt ở miệng lỗ ra-vào nhằm gọi mời chim yến bay vào nhà yến, mỗi miệng lỗ gắn 2 loa. Cách gắn là đục tường gắn loa sát mép tường đuôi loa nằm bên trong tường để bảo vệ nước mưa không thấm chỗ nối loa với dây dẫn.
Loa dẫn là loa trung đặt trước các lỗ thông tầng, thông phòng để hướng dẫn chim bay vào phòng làm tổ, mỗi miệng lỗ gắn 1-2 loa. Nhà yến mở không chia phòng nên chỉ gắn loa thông tầng.
Loa vàng là loa trung nhưng sơn màu vàng được giới thiệu cho có chất lượng âm thanh trung thực, sống động nên khi gắn loa vàng ở các lỗ sẽ giúp cho hệ thống âm thanh hoàn hảo thêm thu hút được chim về nhiều.
6.5.Loa phóng gọi chim yến
Loa phóng còn gọi là loa siêu công suất phóng âm thanh đi xa thu hút chim yến ở xa hàng km về nhà yến. Ống loa làm bằng tôn chất lượng cao thấp từ Nhật nên tiếng chim trong, rõ nét và không bị méo tiếng. Loa phóng thường đặt cách xa lỗ ra-vao 10-15 m ở trước sân chim bay dạo, mỗi nhà yến nên gắn 2-4 cái để gọi mời chim yến về. Loa phóng chỉ dùng ở những nhà yến xây ở những khu vực có ít nhà yến và còn hoang vắng để gọi chim yến về từ các vùng xa nhà yến. Nhà yến ở trong các khu vực có nhiều nhà yến không cần dùng loa phóng.
Các chủ nhà yến xây một lồng cu cao 8-12 m, gắn 4 loa phóng ở 4 hướng đặt trong lòng cu để bảo vệ dây loa không bị nước mưa thấm làm hư.
Các loa phóng, loa đặt ở lỗ ra-vào và lỗ thông tầng thông phòng phát cùng tiếng chim kêu ở bên ngoài nhà yến có cùng thời gian phát vào sáng sớm để kêu chim đi tìm mồi ăn và chiều để kêu chim yến về nên dùng một ampli với một đầu đọc USB và được vận hành bằng Timer lập trình sẵn.
Các loa này phát ra tiếng chim kêu có tần số sóng âm cao ở khoảng 16-20 kHz mà tại người nghe không được sóng âm nhưng chim ở xa có thể bắt được các sóng âm này để tìm về.
6.6. Tũ điều khiển tự động vận hành nhà nuôi chim yến
Từ giữa năm 2010, một vài cơ sở dịch vụ kỹ thuật đã tiết kế tủ điều khiển tự động cho hệ thống phun sương và phát tiếng chim yến kêu để lắp đặt cho các nhà yến.
Có hai dạng tủ, một dạng tủ có 2 máy đọcUSB, 2 Ampli và 2 Timer phát tiếng chim kêu trong và ngoài nhà yến vận hành được lập trình sẵn, một dạng tủ khác có 2 máy đọc USB, 2 Ampli và 5 Timer phát tiếng chim yến kêu trong và ngoài, máy phun sương trong và ngoài nhà yến và đèn chống chim cú vận hành được lập trình sẵn.
Timer là đồng hồ hẹn giờ tự động được lập trình để vận hành các thiết bị điện. Khi đến giờ định sẵn, thiết bị tự khởi động và đến giờ được lập trình tự ngắt điện ngưng hoạt động.
Một số chủ nhà yến đã sử dụng tủ tự động này cho biết, khi một bộ phận trong tủ bị trục trặc thì toàn bộ hoạt động của nhà yến phải ngưng theo, sửa chữa có khi 2-3 ngày mới xong. Nhiều chủ nhà yến đã yêu cầu thu hồi tủ điều kiển tự động và lắp đặt mỗi bộ phận để dễ kiểm tra, vận hành và sửa chữa khi có hỏng hóc.
7. GẮN TỔ GIẢ CHO NHÀ NUÔI YẾN
Tổ giả bằng nhựa gắn trên các tấm ván ngang để tạo cảm giác an toàn cho chim yến đang trong thời kỳ sinh sản, yên tâm làm tổ khi thấy có một số tổ rải rác ở khắp nơi.
Trong một nhà yến chỉ nên gắn 10-15 tổ giả quanh một số các loa nhỏ trong nhà, tối đa 30-40 cái.
Một số cơ sở dich vụ kỹ thuật cho gắn mỗi tầng nhà yến 5x20 m là 150-200 tổ giả. Kết quả là sau 12 tháng, nhà yến có chim về ở nhưng chờ không thấy làm tổ. Khi kiểm tra thì phát hiện chim đã làm tổ trong tổ yến giả và chỉ có một ít tổ làm ở bên ngoài, phải cho gỡ tổ yến giả và để lại một ít tổ giả.
Chim yến đã sử dụng tổ giả để đẻ và ấp trứng, chim làm tổ bên trong tổ giả nhưng tổ có bề dày mỏng bằng 1/ 2 bề dày tổ thường, có tổ chim làm trong khi đẻ nên chỉ quét nước bọt lên thành mép tổ giả cao thêm 1-2 mm.
Sau khi tháo bỏ nhiều tổ giả, chim vẫn làm tổ bình thường.
8. CAMERA GHI HÌNH THEO DÕI NHÀ NUÔI YẾN
Các nhà yến mới xây dựng thường cho gắnCamera ghi hình theo dõi các hoạt động của chim yến đang ở và làm tổ.
Các đầu ghi đặt ở các góc tường để ghi lại sinh hoạt của chim và sự xuất hiện của các địch hại thiên nhiên và con người xâm nhập vào nhà yến.
Trong các tháng đầu, các đầu ghi hình hoạt động tốt ghi lại đầy đủ hình ảnh của chim, về sau các đầu ghi này bị phân chim yến khi bay phóng ra dính vào nên không còn ghi được nữa.
Thật ra trong các tháng đầu không nên gắnCamera vì nhiều nhà yến chỉ có vài chục, trăm con về, chờ khi chim về tương đối nhiều thì gắn.
Có hai loạiCamera truyền hình trực tiếp trong phạm vi khu vực nhà yến và truyền hình đi ngoài khu vực nhà yến ở các nơi cách xa nhà yến 10 km đến vài trăm km, loại này rất tốn kém.
9. NƯỚC TRONG NHÀ YẾN
Nước sử dụng trong nhà yến phải sạch khôgn bị ô nhiễm, không bị nhiễm phèn.
Nước trong hồ dễ bị rong rêu, nấm mốc phát triển và phân chim thải vào nên phải thường xuyên vệ sinh tháo xả bỏ, nếu để tồn lưu nhiều ngày tảo, nấm mốc, vi khuẩn sẽ phát triển gây hôi thối và ô nhiễm môi trường. Nấm bậc thấp Fusarium sp.,Atkinsiella sp.,sẽ xuất hiện, bào tử phát tán khắp nơi, chim bị nhiễm qua đường hô hấp sẽ làm thần kinh rối loạn tê liệt rồi chết. Đây cũng là nguyên nhân chim yến bỏ đi.
Biện pháp giải quyết là chọn nguồn cung cấp nước sạch không bị nhiễm phèn và định kỳ 5-7 ngày tháo xả bỏ nước đã dơ. Các bộ phận lọc chỉ lọc ngăn được vật chất vô cơ, hữu cơ, tảo mùn bã, rong rêu nhưng không ngăn được được vi khuẩn, bào tử nấm mốc có trong nước.
Nên có hệ thống bơm cấp nước tự động bằng phao nổi sau khi xả bỏ nước cũ.
Các ống xả tháo nước xuống hầm chôn dưới đất hoặc có thể vào hồ đang nuôi cá.
10. TRỒNG CÂY CHUNG QUANH NHÀ NUÔI YẾN
Đất chung quanh nhà yến rộng nên trồng các cây có bụi thấp như cây keo dậu, cây táo nhơn. Cây nở hoa quanh năm thu hút côn trùng nhỏ đến sống và sinh sôi, mỗi ngày khi trời nắng côn trùng bay lên không trung làm mồi ngon cho chim yến săn bắt ăn mồi và là nguồn thức ăn tại chỗ trong các ngày mưa bão chim không đi kiếm ăn xa được.
11. CHỐNG THẤM TỐT, NGĂN CHẶN NẮM MỐC PHÁT TRIỂN TRONG NHÀ NUÔI YẾN
Nhà yến hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao, làm thế nào bảo vệ nhà yến không bị hư hỏng sau thời gian sử dụng có tuổi thọ 30-50 năm.
Sự tác động thường xuyên của hơi ẩm lên các kết cấu trong nhà yến sẽ tạo điều kiện cho các dạng bào tử nấm có trong không khí, trong nước xuất hiện với các mảng “nấm mốc nhà” phát triển nhanh vì các nấm mốc trong quá trình sinh trưởng không cần ánh sáng, chỉ sau một thời gian ngắn có thể phá hoại được các kết cấu đó.
Các sợi nấm luồn sâu vào trong các khe hở của gỗ hay đam xuyên vào bề mặt gỗ, tiết ra các loại enzyme phá hủy cấu trúc của gỗ. Phân hủy lignin hay cellulose làm giảm khả năng chịu lực và trở thành gỗ mục.
Trong quá trình trao đổi chất tự nhiên của nấm mốc sẽ phát sinh độc tố.
Một số nấm thuộc chủng Aspergillus sp. Gây bệnh trên chim, nếu nhiễm sẽ bị các tổn thương về gan và thận.
Nấm mốc phát triển rất nhanh và xâm nhập bất kỳ loại vật liệu một cách dễ dàng. Trên tường của nhà yến cũ và cả mới có các vết lốm đốm màu trắng-đó là các loại muối có hại như nhóm clorua, sulfat vànitrat. Các muối này có đặt tính rất đặc biệt là chúng có thể hút ẩm ngay cả trong không khí, tích tụ rồi lại nhả hơi ẩm ra. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra các muối có dạng tinh thể và sẽ dẫn đến việc phá hủy các lớp hồ trát tường bị bong tróc, gạch và các loại vật liệu làm tường khác cũng đều bị phá hủy.
Khi xây dựng nhà yến phải chống thấm tốt mái bằng bê tông, sàn tầng nhà và tường.
Chống thấm không tốt, phân chim cùng với nước phun sương, nước hồ chứa đọng lại trên sàn thấm qua lớp hồ tô sàn, sau 3-4 năm sẽ làm rỉ sét ăn mòn sắt bê tông phá hủy xi măng tạo ra các lỗ hổng làm các tấm ván bị lung lay khi gió thổi.
Nước thấm qua sàn làm ẩm các tấm ván trần nấm mốc phát sinh, nhà yến hư hỏng phải sửa chữa toàn bộ.
Cách chống thấm đơn giản là sau khi đổ bê tông sàn, cho một lớp hồ mỏng láng lên rồi trải phủ một lớp bạt nhựa PE lên mặt sàn và cao khoảng 15-20 cm lên tường, cho 2-3 mm cát mịn rồi lót gạch ceramic lên. Cách làm này chống thấm tốt, bảo vệ được nhà yến được lâu và giúp thu dọn phân chim nhanh, thu tổ yến nhanh chóng.
Chống thấm tốt sẽ quyết định hơn 70% sự thành bại của nhà yến.
Luôn luôn giữ nhiệt độ trong nhà yến ổn định 27-290C và ẩm độ 65-70% là cách chống mốc tốt.
12. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐỊCH HẠI CHO NHÀ NUÔI YẾN
Chim yến có rất nhiều địch hại nên khi xây nhà yến phải tính các biện pháp ngăn chống không cho bất cứ sinh vật lạ nào xâm nhập.
Vùng quanh hồ Dầu Tiếng, Long Khánh và các tỉnh miền Trung có nhiều chim cắt, cú, đại bang, diều hâu thường xuyên xuất hiện bắt giết chim yến, chúng bay quanh hoặc ẩn mình trên các cành cây rình bắt chim yến khi đang bay trong sân bay dạo và vào lỗ ra-vào.
Một con chim cắt có thể sát hại trên chục con chim yến mỗi ngày, chúng cắn cổ cho chim chết rồi bỏ. Một nhà yến ở An Tây, Bình Dương đang hoạt động tốt thu hoạch bình quân 1,5-2 kg/tháng nhưng từ tháng 6/2010 sản lượng tổ giảm, nguyên nhân là chim cắt xuất hiện cắn cổ chim. Nhà yến này phải treo giải cho người săn bắt được chim cắt.
Chim cú hoạt độn ban đêm rất sợ ánh sáng đỏ nên có thể dùng đèn sử dụng ngoài trời (Out doorflash lamps) có tia sáng mạnh hay đèn đỏ chớp tắt để xua đuổi. Đèn này được vận hành tự động nhờ đồng hồ hẹn giờ.
Có thể làm bàn chuông bằng đinh vít dài ngắn lên các tấm fribo-cement phẳng hay dùng keo dán chuột, nhựa cây tùng trét lên tấm ván đặt ở trên ,mái và chung quanh lỗ ra-vào để chim cắt đậu bị dính keo và dính cả thân khi đập cánh.
Cần chặt bỏ các cây có thân cao mọc chung quanh nhà yến để ngăn không cho các động vật và con người ẩn trốn và xâm nhập vào nhà yến quấy rầy làm chim yến sợ, cảm thấy không an toàn bỏ đi.
Định kỳ dùng các hóa chất nhẹ để diệt gián, rệp, kiến, mối có chung quanh và trong nhà yến. Thằn lằn rất dễ xâm nhập vào nhà yến qua lỗ ra-vào và chuồng cu nên ngăn chặn.
13. VỆ SINH NHÀ NUÔI CHIM YẾN
Không như thời kỳ bùng phát trước năm 2008, khoảng 3-6 tháng là có vài trăm chim yến ở, các nhà yến hiện nay phải chờ dài hơn. Có nhà yến may mắn chờ 12 tháng có chim về được vài trăm con và có nhà chờ mãi chỉ có vài chục con về.
Trong thời gian chờ, các chủ nhà yến thường theo khuyến cáo của cơ sở dịch vụ kỹ thuật là không nên vào nhà yến. Lý do là mùi lạ không thu hút được chim. Phải dùng thêm mùi tốn kém hoặc phải để áo trong nhà yến mặc vào khi vô, nên có nhiều nhà yến, vì số chim về quá ít phải chờ 16-20 tháng mới thu hoạch tổ yến lần đầu và làm vệ sinh thu dọn phân chim.
Trong thời gian dài, phân chim yến thải ra và do không khí ẩm thấp, môi trường càng trở nên xấu làm chim về nhà, quay ra bỏ đi.
Nên từ khoảng sau 6-9 tháng, tùy số lượng chim về nhiều hay ít, định kỳ 30-60 ngày 1 lần cho quét dọn thu hốt phân chi và kiểm tra chất lượng các tấm ván gắn tường, ánh sáng, hệ thống phun sương, phát hiện hỏng hóc để sửa chữa.
Nên làm vệ sinh vào buổi trưa từ sau 10h30, sau giờ chim yến mẹ mớm mồi cho chim non và chấm dứt trước giờ chim về từ 1h-1h30, tránh làm vệ sinh trong thời kỳ ấp trứng.
Có thể sử dụng CPM, định kỳ dùng 20-30 gr hoạt chất (M) hòa tan trong 10 lít nước phun hay tạt xuống sàn nhà chỗ có phân chim để giảm bớt lượng khí độc thải ra.
Phân chim yến nên cho vào bao PE và PP cột chặt lại, có thể bán cho các nhà yến mới. không nên bỏ vôi vào phân chim yến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét