Công nghệ “mông má” yến sào ngày càng điêu luyện, người tiêu dùng khó phân biệt đâu là yến thật, đâu là yến đã qua “xử lý”.
Chị Anh Thảo, nhà ở huyện Bình Chánh - TPHCM, kể: Tôi mua yến sào tại một cửa hàng ở quận 1 – TPHCM về ăn. Lần đầu, tổ yến chưng xong nở to, có rất nhiều sợi dai. Đến lần thứ ba, tổ yến nở ít hơn, chỉ có lác đác vài sợi yến, số còn lại đã tan ra thành nước. Mới đây, chị Thanh Xuân, nhà ở quận 3 - TPHCM, phát hiện hộp yến sào của người quen tặng chị hồi tháng 10 có vài tai yến bị mốc, có tai bị nổi đường. Mang hộp yến sào này đến cửa hàng của một công ty uy tín nhờ kiểm tra, chị phát hoảng khi biết đó là yến chất lượng kém, có thể người bán đã xử lý qua các chất tẩy trắng, tẩm đường… và sấy không khô để ăn gian trọng lượng.
Chị Anh Thảo, nhà ở huyện Bình Chánh - TPHCM, kể: Tôi mua yến sào tại một cửa hàng ở quận 1 – TPHCM về ăn. Lần đầu, tổ yến chưng xong nở to, có rất nhiều sợi dai. Đến lần thứ ba, tổ yến nở ít hơn, chỉ có lác đác vài sợi yến, số còn lại đã tan ra thành nước. Mới đây, chị Thanh Xuân, nhà ở quận 3 - TPHCM, phát hiện hộp yến sào của người quen tặng chị hồi tháng 10 có vài tai yến bị mốc, có tai bị nổi đường. Mang hộp yến sào này đến cửa hàng của một công ty uy tín nhờ kiểm tra, chị phát hoảng khi biết đó là yến chất lượng kém, có thể người bán đã xử lý qua các chất tẩy trắng, tẩm đường… và sấy không khô để ăn gian trọng lượng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên thị trường hiện nay, ngoài yến nhà, yến đảo, tại Việt Nam còn có yến sào nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Indonesia. So với yến sào Việt Nam, yến sào nhập khẩu chất lượng kém hơn, giá chỉ khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/g nhưng nguồn hàng dồi dào nên được nhiều doanh nghiệp, cửa hàng nhập về bán và giới thiệu là yến Việt.
Theo chị Trần Thị Xuân Hòa, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Thiên Yến, yến sào sau khi làm sạch, sấy khô thì rất khó phân biệt đâu là hàng tốt, đâu là hàng kém chất luợng. Yến sào thật có mùi thơm, sợi dai, khi chưng nở to; còn yến sào dỏm thường có mùi hăng, vị nồng của đường và khi chưng không nở, sợi yến tan thành nước. Một số người kinh doanh yến trôi nổi còn làm giả bằng cách xử lý qua hóa chất, gắn thêm lông chim vào để tổ yến trông “thật” hơn. Bị làm giả nhiều nhất là yến huyết vì loại yến này đặc biệt bổ dưỡng, giá thành cao. Nếu trước đây, yến huyết giả khi ngâm nước sẽ ra màu hoặc thử với lá trà xanh, tổ yến chuyển sang màu đen thì với công nghệ “ủ” yến huyết hiện đại, yến huyết giả không dễ bị phát hiện. Những ai có điều kiện sử dụng yến huyết thật và tinh ý lắm mới có thể phân biệt yến huyết thật, giả nếu để 2 tổ yến kế bên nhau. Yến huyết thật có màu đỏ hoặc cam, bề mặt gồ ghề, có mùi thơm và tanh nhẹ của nước biển; yến huyết giả thì đỏ thẫm, tanh nồng.
“Yến sào tốt mua tận gốc đã lên đến 38 - 40 triệu đồng/kg, nếu tính luôn các khoản hao hụt, công sơ chế… thì giá bán không thể dưới 50 triệu đồng/kg. Yến huyết thật cực hiếm, chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng yến khai thác được nên giá lên đến 20 – 25 triệu đồng/g. Trong khi đó, yến sào trên thị trường “thượng vàng hạ cám” và một số trường hợp, người bán nhìn mặt khách hàng để “hét” giá. Khách hàng nên tìm hiểu kỹ thông tin, mua hàng tại những địa chỉ uy tín, tin cậy để hạn chế tối đa nguy cơ mất tiền oan uổng vì mua nhầm yến sào dỏm” – giám đốc một công ty yến sào nói.
Đông Nghi
Nguồn: Người lao động
Nguồn: Người lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét