[tintuc]
Chương 3
CHIM YẾN
Trong chúng ta có thế nói là hầu hết chưa từng nhìn thấy chim yến vì chim yến bay cao, bay suốt ngày, không bao giờ đậu ở trên cây hay trên dây điện; chỉ có tối chúng mới về hang tổ. Không mấy người biết hang nào có yến và bắt bẫy yến thì càng khó.
Chim yến Với tổ yến Chim yến đang bay
Trước khi nuôi yến ai cũng muốn biết mặt mũi chim yến thế nào. Có hai cách để biết. Cách thứ nhất là nếu bạn ở gần nhà nuôi yến, vào khoảng 16-18h chiều hãy đến gần và quan sát. Làm sao biết nhà nào nuôi yến? không khó lắm, vì nhà nuôi yến thường phát tiếng kêu gọi chim nên nhiều người đi qua đều biết. Khoảng giờ này là giờ chim yến về tổ, trước khi vào nhà chúng thường bay lượn hàng đàn trên khu vực gần cửa vào. Nếu may mắn chủ nhà cho bạn vào nhà bấm đèn pin xem thì quá tốt. Nhưng nói chung chủ nhà không muốn cho người lạ xem chim của họ đâu.
Cách thứ hai là cách mà các nhà chuyên môn thường dùng để khảo sát xem khu vực có chim yến không. Chúng ta dùng một đầu máy phát âm thanh (đầu đọc đĩa CD, DVD, có thể dùng loại ta hay dùng để xem DVD, VCD, nghe nhạc ở nhà), một amply (máy khuếch đại âm thanh) và một vài loa trép (treble) công suất lớn và một ít dây điện, dây loa. Quan trọng là phải mua được một đĩa có ghi tiếng gọi chim hay băng catsette (nếu dùng máy băng) hoặc thẻ nhớ (USB) nếu dùng máy đọc thẻ nhớ ở các đơn vị bán các thiết bị nuôi chim yến. Có bạn láu cá mượn đĩa hay băng, thẻ nhớ của những người thân đã nuôi chim yến đem đi sao chép lại cũng được. Mình phát tiếng chim, tùy từng nơi, sau khoảng 30 phút thì thấy chim bay lượn trên khu vực phát. Có khi chim sà cả xuống sát loa phát. Đó chính là chim yến. Những loài chim khác không bị dụ về vì chỉ chim yến mới hiểu tiếng kêu phát ra. Chim không có ngôn ngữ phát triển như người nhưng chúng cũng có những tín hiện báo cho nhau những thông báo quan trọng. Tiếng kêu từ đĩa phát ra là tiếng đã được các nhà âm sinh học chọn lựa có những tín hiệu hấp dẫn. Nghe tiếng loa phát thanh đại loại: ở đây có nhà trọ sạch sẽ thoáng mát, gần trường học, bệnh viện, chợ búa, công viên; miễn phí cho các đôi mới cưới” chắc không ai không muốn tạt vào xem, nhất là các bạn trẻ!! Tất nhiên tiếng loa phát thanh là tiếng Việt Nam thì chỉ người Việt Nam mới bị lôi cuốn, ông Tây bà tàu đi qua chắc chỉ nghe líu lo như tiếng chim hót mà chẳng hiểu điều gì. Đĩa phát tiếng chim cũng vậy, ta nghe thì chỉ thấy chít choét, nhưng chim yến nghe thì bị lôi cuốn đến ngay. Nhưng cũng nên nhớ rằng phải phát đúng giờ (thường phát vào sáng sớm, trưa và 16 -18 h chiều) và gần nơi chim bay qua. Có khi phải phát liên tục vài ngày thậm chỉ vài tháng, vài năm mới thấy chim đến. Kết cục thì ta cũng biết chim yến là thế nào
Theo phân loại học, chim yến nuôi trong nhà là loài yến tổ trắng, hay gọi tắt là yến nhà (Aerodramus fuciphagus) trong khi loài ở các hang động trên các đảo ở Việt Nam là loài yến hông xám, hay còn gọi là yến đảo Việt Nam để phân biệt với loài trên (Aerodramus germany). Loài sau cho tổ có giá trị gấp hai, ba lần loài trên. Nhưng cũng có ý kiến cho răng đây chỉ là hai phân loài. Loài yến đàn cũng có thể được thu hút vào ở trong nhà (Nguyễn Khoa Diệu Thu, 2010). Chúng có một sô đặc điểm chung sau:
- Chiều dài thân: 10 - 16 cm. Loài yến đảo hơi lớn hơn một chút.
- Trọng lượng chim 12,4 -18,0 g; sải cảnh dài (12 -15cm); trọng lượng tổ 8 -18 g.
- Lưng nâu phớt đen, bụng xám hoặc nâu, hông xâm hay không. Đuôi chẻ đôi không sâu.
- Âm thanh ríu rít và cao. Âm dò đường 2-8 kHz định hướng trong đêm tối. Chim bị hấp dẫn bởi tiếng của đồng loại bao gồm âm thanh tạo bầy đàn, âm thanh thông báo nơi ở, nơi có thức ăn, âm thanh trống gọi mái và ngược lại, âm thanh thông tin giữa cha mẹ với con cái. Chúng ta lợi dụng cách thông tin này của chim yến để dẫn dụ chim đến nhà mới.
- Một đôi chim yến nhà có thế cho 3 - 4 tổ trong một năm, theo giá thị trường hiện nay là khoảng 1 triệu VND. Chim yến đảo chỉ cho 2 tổ/năm nhưng giá lại cao hơn.
- Một đôi chim yến nhà có thể đẻ 3 lứa/năm; mỗi lứa thường là 2 con. Như vậy khả năng sinh học tăng đàn của chim yến có thể gấp 2-3 lần/năm. Nhưng tốc độ tăng đàn của nhà yến thực tế cao gấp nhiều lần vì số lượng chim yến ở Đông Nam Á đã lên tới hàng trăm triệu con, mỗi năm có hàng trăm triệu con non phải đi tìm nơi ở mới (chim yến có thể bị gió lùa bay xa hàng trăm cây số từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan sang Việt Nam).
- Chim yến nuôi có tuổi thọ khoảng 12 năm hay hơn.
- Chim yến chỉ ăn các loài chân khớp; chúng chỉ có thể đớp mồi trên không trung mà không có thể mổ, nhặt mồi trên mặt đất như gà, vịt. Chúng cũng có thể đớp mồi sát trên bề mặt ruộng lúa, bãi cỏ hay trên mặt nước; đớp mồi trong khi bay len lỏi giữa các tán cây to. Đây là khó khăn lớn nhất khi muốn công nghiệp hóa, làm thức ăn nhân tạo cho chim yến. Thức ăn của chim yến là các loài côn trùng nhỏ bay lên hay bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối (muỗi, dĩn, phù du, chuồn chuồn nhỏ…) từ các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng, ruộng vườn (bọ rầy, cánh cứng nhỏ.. .) từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn (côn trùng ăn lá, mối… .,) chợ, bãi rác (ruồi, ruồi quả…) trại chăn nuôi, phân súc vật (ruồi, măn mắt...). Nói tóm lại ở đâu có cây cối, rác rưới, phế thải nông lâm nghiệp, có côn trùng chân khớp là có thức ăn cho chim yến. Thường các côn trùng chân khớp này bị cuốn và bay theo các luồng gió, luồng không khí và chim yến lợi dụng việc này để kiếm ăn không mấy khó nhọc dọc theo các dòng khí lưu. Nhà yến làm dọc theo các dòng khí lưu này có nhiều khả năng thu hút chim yến hơn các nơi khác.
Thức ăn của chim yến là nhiều loài côn trùng gây hại cho cây trồng, vật nuôi và con người nên nuôi chim yến được coi là một phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại không ô nhiễm môi trường. Chim yến đúng là “bạn nhà nông” thực sự.
- Đây là loại chim định cư. Chúng có khả năng nhận biết vị trí nơi cư trú và làm tổ rất chính xác. Chỉ trừ trường hợp nơi cư trú bị xâm hại chúng mới phải chuyển nơi ở. Do đó gần như không phải lo sợ chim đi khỏi nhà mình nuôi nếu bảo đảm các yếu tố cần thiết. Chỉ có chim ra giàng mới phải đi tìm nơi cư trú mới, ta thường chỉ gọi được chim tuổi này về nhà mới.
- Chim yến là loài sống bầy đàn để tăng hiệu quả bầy đàn khi săn mồi, tự bảo vệ và tiết kiệm không gian ở. Ví dụ khi đi riêng lẻ thì chim cú, diều hâu có thể bắt, ăn thịt chim yến nhưng khi chiến đấu với một bầy hàng trăm, hàng nghìn chim yến thì chú cú, diều hâu sẽ bị đánh tơi tả chi còn cách chuồn mau nếu không sẽ trụi lông và rơi xuống đất mà chết. Đoàn kết vốn là sức mạnh!
Mật độ quần thể chim yến tại nơi cư trú rất cao. Một hang yến thiên nhiên như Hòn Nội ở Khánh Hòa có tới hàng trăm nghìn con, mỗi năm cho hàng tấn tổ yến. Tại Malaysia, có nhà yến 3 tầng với khoảng gần 500 m2 trần nuôi yến mà có tới gần 20.000 đôi chim ở (80 chim/m2 ). Tại nhà số 221- 223 Trần Hưng Đạo, Phú Yên, chỉ với 520 m2 trần nuôi yến, tháng 5/2005 phát hiện khoảng 30 cá thể, sau khi chỉnh sửa đến cuối 2010 đã có hàng chục ngàn chim yến với vài nghìn tổ yến. Những khu công nghiệp nuôi chim yến có thể làm nhiều nhà liên kế, cao nhiều tầng. Chính vì thế nuôi chim yến không cần tốn nhiều diện tích.
- Về phạm vi hoạt động của chim yến hiện nay còn nhiều tư liệu khác nhau. Một số cho rằng chim yến thường kiếm ăn trong bản kính 50 km, nhưng có thể bay xa hơn 250 km cách tổ. Một số cho rằng chim yến có thể bay lượn theo các luồng gió, hoàn lưu khí quyển đi xa hàng trăm cây số. Tốc độ bay của chim khá cao, bình quân 40km/h, vận tốc bay tối đa lên tới 130 -160 km/h; nhưng chim thường lợi dụng các dòng khí thăng để bay lượn nên tốn rất ít năng lượng khi bắt mổi, kiếm ăn. Trước khi vào nhà vào trong nhà, chim yến cần có khoảng không bán kính 2 m để bay lượn, tránh va chạm vì số lượng chim ở trong mỗi nhà rất nhiều.
- Yếu tố vi khí hậu thích hợp cho nơi ở của chim yến là: nhiệt độ 28 +-3 độ C; độ ẩm tương đổi 80 +- 5%; ảnh sáng 0,02-0,2 Lux. Cần có độ thông thoáng khí nhất định nhưng không được có gió lùa mạnh. Đây là các yếu tố cần thiết tuân thủ cho việc xây dựng nhà nuôi chim yến nếu không muốn thất bại.
- Chim yến khá nhậy bén với các mùi vị. Chúng ưa thích mùi nhà cũ, mùi tổ yến và các sản phẩm phân giải của tổ yến, của đồng loại, mùi nhà có phân yến cũ, Chúng sợ mùi nhà mới, mùi động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ, hơi người…
- Chim yến không có khả năng đậu trên các cành cây, dây điện; không có khả năng đi, nhảy như gà, chim bồ câu. Chân chúng tiêu giảm chỉ còn khả năng bấu bám vào một số vật liệu như dơi và khi bay phải lấy đã bằng cách thả mình rơi tự do một khoảng cách thường là 2m (với chim non). Vật liệu bấu bám, làm tổ phải có độ nhám, độ mềm, mùi vị nhất định. Vì thế không phải vật liệu nào cũng có thể làm thanh làm tổ cho chim yến
- Tổ yến (yến sào) được làm bằng nước bọt của chim yến. Sau mỗi lần đẻ, lứa sau chim yến lại làm một cải tố mới. Nếu ta không lấy tổ cũ đi, nơi ở chật trội, chim làm tổ mới chồng chất lên tổ trước rồi đẻ trứng. Nhưng tổ lưu cữu sẽ làm phát triển bọ mạt, có thể cắn đốt làm chim con phải bỏ ra, rơi khỏi tổ và chết. Đây là điều rất quan trọng, khác với chăn nuôi động vật hoang dã khác như nuôi gấu lấy mật, nuôi trăn, cá sâu lấy da, thịt... Việc lấy tổ yến không những không gây đau đớn, làm hại động vật mà còn có ích cho chim con.
- Chim yến cho đến nay được xác định là không mắc cúm gia cầm H5Nl. Có lẽ vì trong thành chim yến phần nước bọt có nhiều axit sialic, có tác dụng kết dính vào các thụ thể có chức năng bám dính vào các tế bào vật chủ mới của virus cúm, khiến chúng không bám dính được và truyền vật liệu thông tin vào tế bào mới. Tính chất này chính là nguyên nhân làm cho y học cổ truyền phương đông nhận xét tổ yến có khả năng giúp tăng sức đề kháng, phòng bệnh cúm và một số bệnh tật khác và là cơ sở cho y học hiện đại nghiên cứu chế ra các loại thuốc chống cúm thế hệ mới. Như vậy có thể nói nuôi chim yến không sợ lây truyền cúm gia cầm. Nhưng theo nguyên lý phòng dịch trong chăn nuôi, các khu nuôi chim yến tập trung vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch thú y, cách xa khu dân cư một cự ly nhất định, tránh sự giao thoa, ảnh hưởng bệnh dịch giữa người và chim.
- Chim yến trong tự nhiên chỉ phân bố ở Đông Nam Á; nay được nuôi bán hoang dã trong nhà trên quy mô công nghiệp ở ASEAN và không bị cạnh tranh bởi các quốc gia ngòai khu vực.
Chu kỳ sinh sản của chim yến?
Chim yến bắt đầu sinh sản sau khi rời tổ khoảng 30 ngày (có tài liệu cho răng phải 8 tháng chim mới trường thành và đẻ). Chu kỳ sinh sản bao gồm các giai đoạn sau:
* 30- 40 ngày làm tổ;
* 8 -11 ngày sau đẻ trứng đầu tiên, 1- 3 ngày tiếp theo đẻ trứng thứ 2;
* 20- 28 tiếp theo ngày ấp trứng;
- Về phạm vi hoạt động của chim yến hiện nay còn nhiều tư liệu khác nhau. Một số cho rằng chim yến thường kiếm ăn trong bản kính 50 km, nhưng có thể bay xa hơn 250 km cách tổ. Một số cho rằng chim yến có thể bay lượn theo các luồng gió, hoàn lưu khí quyển đi xa hàng trăm cây số. Tốc độ bay của chim khá cao, bình quân 40km/h, vận tốc bay tối đa lên tới 130 -160 km/h; nhưng chim thường lợi dụng các dòng khí thăng để bay lượn nên tốn rất ít năng lượng khi bắt mổi, kiếm ăn. Trước khi vào nhà vào trong nhà, chim yến cần có khoảng không bán kính 2 m để bay lượn, tránh va chạm vì số lượng chim ở trong mỗi nhà rất nhiều.
- Yếu tố vi khí hậu thích hợp cho nơi ở của chim yến là: nhiệt độ 28 +-3 độ C; độ ẩm tương đổi 80 +- 5%; ảnh sáng 0,02-0,2 Lux. Cần có độ thông thoáng khí nhất định nhưng không được có gió lùa mạnh. Đây là các yếu tố cần thiết tuân thủ cho việc xây dựng nhà nuôi chim yến nếu không muốn thất bại.
- Chim yến khá nhậy bén với các mùi vị. Chúng ưa thích mùi nhà cũ, mùi tổ yến và các sản phẩm phân giải của tổ yến, của đồng loại, mùi nhà có phân yến cũ, Chúng sợ mùi nhà mới, mùi động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ, hơi người…
- Chim yến không có khả năng đậu trên các cành cây, dây điện; không có khả năng đi, nhảy như gà, chim bồ câu. Chân chúng tiêu giảm chỉ còn khả năng bấu bám vào một số vật liệu như dơi và khi bay phải lấy đã bằng cách thả mình rơi tự do một khoảng cách thường là 2m (với chim non). Vật liệu bấu bám, làm tổ phải có độ nhám, độ mềm, mùi vị nhất định. Vì thế không phải vật liệu nào cũng có thể làm thanh làm tổ cho chim yến
- Tổ yến (yến sào) được làm bằng nước bọt của chim yến. Sau mỗi lần đẻ, lứa sau chim yến lại làm một cải tố mới. Nếu ta không lấy tổ cũ đi, nơi ở chật trội, chim làm tổ mới chồng chất lên tổ trước rồi đẻ trứng. Nhưng tổ lưu cữu sẽ làm phát triển bọ mạt, có thể cắn đốt làm chim con phải bỏ ra, rơi khỏi tổ và chết. Đây là điều rất quan trọng, khác với chăn nuôi động vật hoang dã khác như nuôi gấu lấy mật, nuôi trăn, cá sâu lấy da, thịt... Việc lấy tổ yến không những không gây đau đớn, làm hại động vật mà còn có ích cho chim con.
- Chim yến cho đến nay được xác định là không mắc cúm gia cầm H5Nl. Có lẽ vì trong thành chim yến phần nước bọt có nhiều axit sialic, có tác dụng kết dính vào các thụ thể có chức năng bám dính vào các tế bào vật chủ mới của virus cúm, khiến chúng không bám dính được và truyền vật liệu thông tin vào tế bào mới. Tính chất này chính là nguyên nhân làm cho y học cổ truyền phương đông nhận xét tổ yến có khả năng giúp tăng sức đề kháng, phòng bệnh cúm và một số bệnh tật khác và là cơ sở cho y học hiện đại nghiên cứu chế ra các loại thuốc chống cúm thế hệ mới. Như vậy có thể nói nuôi chim yến không sợ lây truyền cúm gia cầm. Nhưng theo nguyên lý phòng dịch trong chăn nuôi, các khu nuôi chim yến tập trung vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch thú y, cách xa khu dân cư một cự ly nhất định, tránh sự giao thoa, ảnh hưởng bệnh dịch giữa người và chim.
- Chim yến trong tự nhiên chỉ phân bố ở Đông Nam Á; nay được nuôi bán hoang dã trong nhà trên quy mô công nghiệp ở ASEAN và không bị cạnh tranh bởi các quốc gia ngòai khu vực.
Chu kỳ sinh sản của chim yến?
Chim yến bắt đầu sinh sản sau khi rời tổ khoảng 30 ngày (có tài liệu cho răng phải 8 tháng chim mới trường thành và đẻ). Chu kỳ sinh sản bao gồm các giai đoạn sau:
* 30- 40 ngày làm tổ;
* 8 -11 ngày sau đẻ trứng đầu tiên, 1- 3 ngày tiếp theo đẻ trứng thứ 2;
* 20- 28 tiếp theo ngày ấp trứng;
*45- 51 tiếp theo là thời gian chim non nở đến khi rời khỏi tổ;
* 7 ngày tiếp theo chim bố mẹ nghỉ ngơi để tiếp tục Chu kỳ sinh sản mới.
Như vậy tổng cộng một chu kỳ sinh sản của chim là 115 -132 ngày (khoảng 4 tháng). Một năm chim có thể sinh sản khoảng 3 lần (số lần sinh sản tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, khi hậu, nguồn thức ăn...). Chúng ta cần Phải hiểu rõ chu kỳ sinh sản của chim yến để có quy trình khai thác tổ chim một cách hợp lý.
Số tổ chim có thể thu nhiều hơn số lần chim đẻ vì ta có một cách “bóc lột” chim. Đó là khi chim làm tổ đến một mức độ nào đó ta lấy đi, chim phải cấp tốc làm cái tổ mới nhỏ hơn tổ thường một chút để đẻ trứng. Lần này ta phải để cho chim ấp trứng và nuôi con đến trường thành nếu không chúng sẽ bỏ đi.
Nhà yến mới làm thường chỉ gọi được chim non mới rời tổ, do đó phải sau một số tháng chim vào ở ta mới thấy chim bắt đầu làm tổ. Sau vài ba năm mới có nhiều tổ.
Như vậy tổng cộng một chu kỳ sinh sản của chim là 115 -132 ngày (khoảng 4 tháng). Một năm chim có thể sinh sản khoảng 3 lần (số lần sinh sản tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, khi hậu, nguồn thức ăn...). Chúng ta cần Phải hiểu rõ chu kỳ sinh sản của chim yến để có quy trình khai thác tổ chim một cách hợp lý.
Số tổ chim có thể thu nhiều hơn số lần chim đẻ vì ta có một cách “bóc lột” chim. Đó là khi chim làm tổ đến một mức độ nào đó ta lấy đi, chim phải cấp tốc làm cái tổ mới nhỏ hơn tổ thường một chút để đẻ trứng. Lần này ta phải để cho chim ấp trứng và nuôi con đến trường thành nếu không chúng sẽ bỏ đi.
Nhà yến mới làm thường chỉ gọi được chim non mới rời tổ, do đó phải sau một số tháng chim vào ở ta mới thấy chim bắt đầu làm tổ. Sau vài ba năm mới có nhiều tổ.
Trích chương 3 - Sách Nghề nuôi chim yến, tác giả: Lê Võ Định Tường, Chủ nhiệm chương trình: Nguyễn Lân Hùng, nhà xuất bản nông nghiệp
Mời bạn đọc theo dõi tiếp chương 4
Mời bạn đọc theo dõi tiếp chương 4
Hãy liên hệ với chúng tôi để có bộ âm tốt nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ : Tư vân nuôi yến - Chuyên âm thanh dụ yến vào nhà hiệu quả nhất hiện nay 0126 23 5678 8
Email:tuvannuoiyenvn@gmail.com
Website: https://www.amthanhduyen.com/
[/tintuc]
Email:tuvannuoiyenvn@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét