1
Bạn cần hỗ trợ?

[tintuc]

Chương 10
QUẢN LÝ NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Làm nhà yến xong bỏ mặc đấy không chăm lo quản lý cho tốt khác gì cấy lúa mà không làm cỏ. Do đó nhiều khi miếng ăn đến miệng còn mất.

I. QUẢN LÝ NHÀ YẾN

-Trong 6 tháng đầu phải tuyệt đối không ra vào nhà yến, làm động, gõ, đập sửa chữa trong, ngoài nhà yến vì lúc này chim yến đang nghe ngóng xem nhà có ổn định không, nếu có hiện tượng bất ổn chúng sẽ thông tin cho đồng loại tránh và bay đi mất.

-Thựờng xuyên theo dõi, xử lý kịp thời yếu tố xây dựng: chống hư hỏng, dột nát,...

-Thường xuyên kiểm tra điện nước, có hư hỏng phải kịp thời sửa chữa.

-Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng cháy chữa cháy.

-Thường xuyên theo dõi, xử lý kịp thời yếu tố hóa học như các mùi hóa chất ô nhiễm, khói bụi.

-Thường xuyên theo dõi, xử lý kịp thời yếu tố vật lý như nóng hoặc lạnh quá, khô quá.

-Giới hạn cho phép Nhiệt độ: 18 -28 - 31°C; độ ẩm: 80 - 95%; ánh sáng 0,02 - 0,2 Lux.
-Thường xuyên theo dõi, xử lý kịp thời yếu tố sinh học, kẻ thù của chim yến như chuột, chó, mèo, chim lạ, dơi, cú, diều hâu, ong bò vẽ, gián, mối, kiến… (xem phần các biện pháp phòng chống). 



II. QUẢN LÝ TRANG BỊ, CÔNG NGHỆ

-Hàng ngày nghe tiếng loa ngoài gọi chim vào các giờ đã định, thường là các giờ sau: sáng: 5.30-6.30 h, trưa: 14.00 -15.00 h, chiều mùa đông: 16.00 -18.30 h; chiều mùa hè: 16.30 -19.00 h. Tiếng loa trong từ 16.00 -6.00 h hôm sau (có thể để suốt ngày). Nếu sợ làm ồn hàng xóm, chỉ dùng loa vào buổi chiều. Nếu không có tiếng loa phải kịp thời bảo cán bộ quản lý và bảo cho người phụ trách điện máy để sửa chữa ngay. Không tự động sờ mó, chỉnh sửa các trang thiết bị nếu không có nhiệm vụ.

-Định kỳ kiểm tra máy lọc nước và xúc rửa màng lọc, không để tắc nước làm máy bơm phun sương bị-cháy.

-Hàng ngày theo dõi nhiệt kế. Khi nhiệt kế chỉ nhiệt độ cao hơn 28,5 °C thì máy phun sương sẽ tự bật. Nếu máy phun sương không hoạt động phải báo phụ trách điện nước để chỉnh sửa ngay. Thỉnh thoảng kiểm tra các đầu vòi phun sương (bép), nếu đầu vòi nào tắc thì nhẹ nhàng vặn ra, vặn vào điều chỉnh lại cho đến khi phun sương trở lại. Nếu đầu vòi tắc hắn thì phải thay. Khi nhiệt độ xuống 18°C phải lập tức vận hành hệ thống sưởi, nâng lên 28°C; nhưng không được nâng lên cao hơn. Chú ý kiểm tra mở cửa ra vào của chim, lỗ thông hơi vào mùa hè và đóng vào mùa đông.
-Hàng ngày ở ngoài nhà quan sát cửa chim và hoạt động bay ra vào của chim, nếu có hiện tượng bất thường như chim về ít đi, chim có hiện tượng bay hoảng loạn phải báo bảo hành và cán bộ phụ trách. Có thế có kẻ thù của chim xâm hại.

-Định kỳ kiểm tra trong nhà chim vào thời điểm chim ra ngoài (8.00 -16.00 h), đếm số tổ chim; quan sát xem có hiện tượng có kẻ thù (chuột, mèo, ong bò vẽ, dơi, gián nhện...) xâm nhập phải lập tức xử lý, tiêu diệt, khắc phục lỗ thủng… Nên chú ý đóng kín cửa, dùng bẫy hoặc giấy dính chuột, gián đặt thường trực ở các góc nhà, cạnh tường vách để nếu có chuột, gián xâm nhập thì chúng bị bẫy ngay. Nếu dùng giấy dính phải chú ý để trong hộp chỉ khoét lỗ cho chuột giản vào , không để chim bị dính vào.

-Nếu có vấn đề cần chỉnh sửa gì trong nhà nuôi yến thì chỉ triển khai vào giờ chim ra ngoài.
III. QUẢN LÝ DỊCH BỆNH

Thường xuyên để ý nếu phát hiện chim chết xung quanh nhà hoặc trong nhà phải bảo nhân viên bảo hành hoặc cán bộ phụ trách. Theo báo cáo của cơ quan thú y các nước nuôi nhiều chim yến và viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh thì chưa phát hiện chim yến bị H5Nl, nhưng ta không được chủ quan. Nhưng cũng không hốt hoàng khi thấy chim chết vì thường có chim bị già, bị thương khi đi kiếm ăn, chim non… chết chưa rõ nguyên nhân. Khi xử lý chỉ cần kịp thời nhặt xác chim đem chôn.
IV. QUẢN LÝ AN NINH

Vì tổ yến là sản phẩm đắt giá nên có nhiều nguy cơ bị trộm cắp, do đó quản lý an ninh rất quan trọng. Trộm cắp còn làm cho chim sợ và có thể đi mất.

-Nên lắp đặt camera để quản lý an ninh và quan sát hoạt động của chim yến.

-Khóa nhà nuôi yến cẩn thận bằng loại khóa chắc chắn và chỉ có người có trách nhiệm mới được giữ chìa khóa… Nên có hai khóa là tối thiểu.

-Khi tiến hành thu hoạch tổ yến phải có tổ chức và biện pháp tránh thất thoát.

-Nên có quan hệ với các cơ quan an ninh, bảo vệ, hàng xóm tốt đế có biện pháp bảo vệ vòng ngoài cho nhà yến.

V. QUẢN LÝ THU HOẠCH TỔ YẾN

Mục đích làm sao thu được nhiều tổ mà chim vẫn tăng đàn.  

-Trong thời gian 6 tháng đến 1 năm đầu nên hạn chế thu hoạch. Thường khi nhà yến có từ 50 -200 tổ người ta mới bắt đầu thu hoạch (tùy theo nhà to hay nhỏ).

-Giai đoạn đầu chỉ thu hoạch tổ khi chim non đã bay đi. Tốt nhất là chỉ thu hoạch tổ đã được chim sử dụng đẻ 2 lần. Sau khi phun ẩm tổ yến khoảng 15 phút, nhẹ nhàng và cẩn thận dùng dụng cụ thu hoạch hoặc cái bay sắc lách sát thanh làm tố để tách tổ ra.
-Giai đoạn sau khi đã nhiều chim, ta thu hoạch hàng tháng, lấy các tổ lớn không có trứng hoặc chim con (dùng gương soi hay dùng tay sờ nhẹ). Khi chim đã ở đầy nhà có thể thu hoạch hàng tuần.  

VI. QUẢN LÝ NHÂN SỰ
 -Chọn những người thật thà, chân thực, có tín nhiệm để quản lý nhà nuôi yến.
-Thường xuyên kiểm tra đôn đốc và động viên người quản lý, thu hoạch tổ yến.
-Có kế hoạch tổ chức kiểm tra lẫn nhau, kiểm tra chéo giữa các nhân viên bảo vệ, quản lý và thu hoạch.


Trích chương 10 - Sách Nghề nuôi chim yến, tác giả: Lê Võ Định Tường, Chủ nhiệm chương trình: Nguyễn Lân Hùng, nhà xuất bản nông nghiệp  
Mời bạn đọc theo dõi tiếp chương 11

Hãy liên hệ với chúng tôi để có bộ âm tốt nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ : Tư vân nuôi yến - Chuyên âm thanh dụ yến vào nhà hiệu quả nhất hiện nay 0126 23 5678 8
Email:tuvannuoiyenvn@gmail.com
Website: https://www.amthanhduyen.com/
[/tintuc]



CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sẽ có tại nhà bạn
Giao hàng miễn phí
sản phẩm trên 3.000.000đ
Thanh toán
Thanh toán khi nhận hàng
Hỗ trợ online
076 235 6788
076.235.6788
Vừa có đơn hàng được đặt tại Đà Nẵng