1
Bạn cần hỗ trợ?


[tintuc]
Lời nói đầu


Ở Việt Nam, phong trào xây dựng nhà nuôi chim yến đang bùng phát, mỗi ngày ở các vùng ven biển từ Quảng Nam-Đà Nẵng đến Hà Tiên-Rạch Giá và các hải đảo trên biển Đông đều có một vài hay chục nhà yến đang xây dựng. Từ khoảng 30 nhà yến có trước năm 2007 đến nay đã có gần 500 nhà khai thác lấy tổ chim yến, và với sự bùng phát này đến năm 2030 ở Việt Nam có thể có khoảng 5. 000 nhà yến khai thác lấy tổ. Có nhiều ý kiến cho rằng sẽ không có điểm dừng cho số lượng nhà yến trước lợi nhuận quá cao của nghề xây nhà cho chim yến trú ở khai thác tổ.
Nghề xây nhà nuôi chim yến ở Việt Nam đi sau Indonesia gần 40 năm, đến nay ở nước này đã có hơn 15.000 nhà yến, sản lượng tổ thu trong nhà trên 180 tấn gấp 4 lần sản lượng tổ thiên nhiên. Ở Malaysia, năm 1997 chỉ có 150 nhà, nay cũng có hơn 5.000 nhà. Thái Lan dù vào cuộc sau cũng gần 4.000 nhà.
Các nhà kinh doanh tổ yến dự đoán nhu cầu tiêu thụ tổ yến trên thế giới còn tăng, và tăng mạnh nhất là ở thị trường Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á.
Giá bán tổ yến sơ chế tại Hong Kong là 6.500 – 8.500 USD/ kg. Doanh thu bán lẻ tổ yến trên thế giới trong năm 2006 là 3, 8 tỷ USD, năm 2009 đã vượt quá 4,15 tỉ USD với mức tăng trung bình mỗi năm là 15%. Indonesia cung cấp hơn 60% thị phần còn lại là Thái Lan 20%, Malaysia 15% Việt Nam và Myanmar 5 %.





Ở Việt Nam cũng như ở các nước Đông Nam Á xây nhà cho chim yến về trú ở để lấy tổ có nhiều nhà thành công thu được bình quân 5-10 kg tổ yến/tháng, cá biệt có nhà thu được 20-25 kg tháng nhưng cũng có nhiều nhà yến chỉ thu được 1-2 kg tháng hoặc vài trăm gram. Dư luận xã hội đã có nhận định đầu tư xây nhà yến là năm ăn năm thua' nhưng mỗi ngày mỗi tháng lúc nào cũng có thêm một vài nhà yến mới xây. Các nhà đầu tư có lập luận là xây nhà đẻ ra tiền! tại sao không xây? họ nói chỉ cần nhận từ loài chim hoang dã này 25-10 kg/năm là đủ rồi lộc mà; sẽ tăng theo năm tháng được nhân cho cả trăm năm.
Từ thế kỷ 19 trên thế giới có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về loài chim yến cho tổ ăn được nhưng chỉ dừng lại ở phân loại sinh lý sinh thái của loài chim này. Ở Indonesia trong vài năm gần đây. có vài nhà khoa học nghiên cứu kỹ thuật xây nhà khai thác lấy tổ yến.
Ở Việt Nam năm 1973-1974 Nha Ngư nghiệp Sài Gòn đã cho thực hiện những thước phim ghi lại nghề khai thác yến sào tại các đảo Yen ở Nha Trang và sưu tâm ghi chép một số đặc điểm sinh lý sinh thái của chim yến cho tớ ăn được. Từ năm 1980 đến nay, một số nhà khoa học nghiên cưu sâu về loài chim yên cho tổ trắng công ty Yến sào Khánh Hòa đã nghiên cứu kỹ thuật ấp trứng và mớm mồi nuôi chim yến non để tăng đàn yến.

Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về loài chim yến cuả các nhà khoa học trên thế giới trong nước và của tác giả, lời nhận định về tính năm ăn năm thua khi xây nhà yến là có cơ sở và hoàn toàn không phải do tính may rủi mà 1à do những đặc điểm khá lý thú của loài chim yên bé nhỏ.

Điều này thể hiện rất rõ khi xây dựng ở một khu vực cùng cách thức và bố trí kỹ thuật như nhau nhưng kết quả nhân tố yến khác nhau, nhà nhiều nhà ít.

Để làm rõ tính chất may và rủi này, những đặc điểm của loài chim yến hoang dã, kỹ thuật xây dựng và những tấm ván được đóng lên trần.. .chúng tôi thấy cần được làm rõ hơn nên trình bày tập sách “Chim Yến-Đầu tư & Kỹ thuật xây dựng nhà khai thác tổ yến. ” Mong rằng sẽ góp thêm một số kiến thức và kinh nghiệm thực tế vào nghề xây nhà yến để khai thác lấy tổ yến.

Xin chân thành cám ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp anh Huỳnh Kinh chủ trang trại An Bình đã gợi ý để viết một vài phần trong tập sách này, KS Nguyễn Hoàng Văn, LS .Nguyễn Quốc Chiến trang trại Quới Thạnh,Nhơn Trạch, anh Nguyễn Văn Khoa cộng tác kỹ thuật xây nhà yến ở Tam Thôn Hiệp cùng một số thân hữu hoạt động trong nghề xây dựng và kỹ thuật nhà yến đã đóng góp ý kiến và cung cấp tài liệu, hình ảnh để hoàn thành tập sách này.

Nội dung sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót cần được bổ sung thêm, mong qúi bạn đọc đóng góp ý kiến để tập sách được hoàn chỉnh hơn cho lần tái bản sau.

Những thắc mắc mà quý bạn đọc quan tâm, xin gọi số 0983822686

Tác giả


Phần một

NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA LOÀI CHIM YẾN CHO TỔ ĂN ĐƯỢC


I. NHỮNG LOÀI CHIM YẾN LÀM TỔ ĂN ĐƯỢC

Nhà Điểu học Sibley và Ahlquist cho rằng trên thế giới có khoảng 96-100 loài chim yến và xác định có 16 loài chim yến nhỏ giống Collocalia nhưng chỉ có 3 loài chim yến cho tổ ăn được (Edible-nest):

-Chim yến tổ trắng Collocalia fuciphaga (Thunberg, 1812)
-Chim yến Ấn Độ Collocalía unicolor (Jerdon, 1840).

-Chim yến tổ đen CollocaÌia maxima (Hume, 1878).



1.1. Chim yến tổ trắng

Chim yến tổ trắng C.fuczphaga chỉ có ở vùng Đông Nam Á không có ở vùng nào khác trên thế giới.

Chim làm tổ hoàn toàn bằng nước bọt của chúng nên chất lượng và giá trị thương mại cao hơn tổ của các loài chim yến khác.

Chim có thân dài 12 -14 cm nhỏ hơn các loài yến khác, ở quần thể Indonesia lông chim ở hông thường đồng màu với lông ở lưng, ở quần thể Việt Nam lông ngực xám, lông lưng có mảng sáng hơn, lưng không có khoảng trắng, đuôi bầu, sải cánh dài 12-15 cm khi bay đập cảnh toàn bộ và có tiếng kêu đặc trưng phát sóng siêu âm.

Trọng lượng cơ thể chim ở các tỉnh phía Nam Khánh Hòa nặng 13-17 gr/con, ở các tỉnh phía Bắc Khánh Hòa nặng l5-20 gr/con, ở Malaysia chỉ nặng 12 gr/con. Tổ nặng 8-12 gr

Chim yến tổ trắng ở Việt Nam sinh sản 2 lứa/năm, ở Indonesia, Malaysia sinh sản 3-4 lứa/năm.

Chim yến có thể sống thành bầy đàn hoặc sống một mình. Trong hang yến hay nhà yến có thể có nhiều đàn sống chung với nhau.

Tại nơi trú ở, chim thích chỗ tối độ sáng 0,2 Lux, độ âm cao 80 -95% phù hợp là 85%, nhiệt độ 28°C và thích chơi đùa với nước.

Chim yến sinh sống ở các vùng chung quanh hải đảo của các vùng biển các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Borneo, Tây Nam Philippines, Campuchia và được chia thành 8 phân loài, phân bố sống ở các nước như sau:


Tên phân loài
Nơi sống
C. fuciphaga fuciphaga
Java, Sumatra
C. fuciphaga micans
Timor, Lesser Sundas, Sumba và Sawu của Indonesia
C. fuciphaga dommemani
Flores và Lesser Sundas của Indonesia
C. fuciphaga perplexa
Đông Bắc Borneo
C. fuciphaga vestica
Borneo, Sumatra
C. fuciphaga amechana
Malaysia, Singapore
C. fuciphaga inexpectata
Nicobar, Andaman Tây Thái Lan
C. fuciphaga germani
Đông Thái Lan, Việt Nam, Đông Nam Philippines, Campuchia và Đông Nam đảo Hải Nam Trung Quốc



Việc phân chia 8 phân loài này của loài chim yến tổ trắng, các nhà điểu học dựa trên từng vùng địa lý nơi chim sinh sống như phân loài C. fuciphaga germani là bắt được ở Việt Nam, Thái Lan nhưng bắt được ở Malaysia là C.fuciphaga amechana

Ở Việt Nam, chim yến tổ trắng làm tổ ở các đảo trong vịnh Hạ Long, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phan Rang, Côn Đảo và Rạch Giá.

1.2. Chim yến tổ đen

Chim yến tổ đen C. maxima cho tổ có khoảng 90% là nước bọt và 10% là lông cơ thể của chúng, giá trị thấp hơn tổ yến trắng 30-40%. phải dùng kỹ thuật ngâm tách sợi lông chim ra và dùng kỹ thuật sấy lạnh làm khô các sợi nước bọt lại để đóng thành tổ yến.

Chim có lông ở hông sáng hơn lông ở lưng và có một hàng lông ở mặt trong và ngoài chân, trọng lượng 17-22 gr/con. Chim phân bổ ở khu vực hẹp, sinh sống ở Malaysia, lndonesia. Thái Lan và một ít ở Khánh Hòa Việt Nam.



1.3 Chim yến Ấn Độ

Chim yến Ấn Độ C.unicolor cho tổ làm bằng nước bọt gắn với các sợi có, rêu và lông của chúng, tổ có khoảng 40-50% là nước bọt còn lại là sợi cỏ, rêu và long, giá trị thấp hơn yến tổ trắng khoảng 70-80%, phải dùng kỹ thuật ngâm tách tạp chất rồi dùng kỹ thuật sấy lạnh làm khô các sợi nước bọt lại để thành tổ yến.

Chim có lông ở hông đồng màu với lông ở lưng, đuôi chẻ nông, trọng lượng nhỏ 11 gr/con, chỉ có ở Ấn Độ và Sirlanca.

Các loài chim yến có đặc điểm là tự điều hòa thân nhiệt thích nghi với môi trường. Sáng sớm trước khi rời khỏi hang hay nhà trú, chim khởi động để cho thân nhiệt tăng rồi mới bay khỏi hang kiếm mồi. Chiều về trước khi bay vào hang hay nhà trú, chim lượn nhiều vòng ở sân để tự giảm thân nhiệt.

2. ĐỊNH DANH CHIM YẾN

Vấn đề phân loại và đặt tên cho loài chim yến nhỏ làm tổ ăn được này vẫn chưa được các nhà khoa học trên thế giới nhất trí, có nhóm định danh là giống Collocalia và có nhóm định danh là giống Aerodramus.

Tại hội nghị tháng 11/1996 về bảo vệ chim yến ở Surabaya Indonesia, CITES đã đề nghị là không bắt buộc dùng tên giống Collocalia hay Aerodramus, dùng tên giống nào cũng được.

Các nhà Điểu học Việt Nam sử dụng tên giống là Collocalia gọi cho loài chim yến nhỏ quí giá này

Ở Việt Nam, loài chim yến nhỏ cho tổ trắng này vẫn chưa có tên gọi nên Nguyễn Quang Phách (1990) đề nghị đặt tên là chim yến hàng vì cho rằng đây là loài chim yến cho tổ yến có giá trị hàng hóa.

Các nhà Điểu học xác định chim yến thuộc họ Yến Apodidae là một họ chim có bề ngoài rất giống với các loài én nhạn có họ Hirundinidae nhưng hoàn toàn không có quan hệ họ hàng gần với nhưng loài chim én nhạn này.

Sự tương tự giữa chim yến và én nhạn là do tiến hóa hội tụ, phản ảnh kiểu sinh sống tương tư dựa trên việc bắt các côn trùng làm thức ăn trong khi đang bay.

Các loài chim yến tạo thành một phần của bộ Yến Apodiformes cùng với các họ như họ chim ruồi và họ chim yến mào.

Tên gọi khoa học của họ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại omoug, apous nghĩa là "không có chân" do chim yến có chân rất ngắn và không bao giờ đậu được trên mặt đất mà chỉ bám vào các bề mặt thẳng đứng.

Chim yến là loài chim bay trên không nhiều nhất, trong đó có một số loài chim yến ngủ và giao phối khi bay.

Các loài chim yến lớn như chim yến đuôi nhọn họng trắng (Hirundapus caudacutus) là một trong những loài bay nhanh nhất trong giới động vật.

Một nhóm chim yến hang (Collocalini) đã phát triển hệ thống định vị bằng tiếng vang dội để dò đường bay trong các hang động tối tăm nơi chim đậu để ngủ. Một loài, Aerodramus papuensis gần đây được phát hiện là có sử dụng kiểu định vị này vào thời gian ban đêm ở bên ngoài hang nơi nó đậu ngủ.

Các loài chim yến phân bố rộng khắp thế giới trong khu vực nhiệt đới và ôn đới, nhưng các loài chim yến vùng ôn đới giống như các loài én nhạn là những loài chim di trú và mùa Đông chúng bay về vùng nhiệt đới.

Nhiều loài chim yến có hình dáng đặc trưng đuôi ngắn và chẻ cạn, các cánh dài cụp về phía sau giống như trăng lưỡi liềm hay boomerang. Kiểu bay đặc trưng bằng hành động "vụt" đặc biệt rất khác vơi kiểu bay của én nhạn.

Kích thước các loài chim yến dao động từ nhỏ như yến lùn (Collocalia trogloafytes) chỉ cân nặng 5,4 g/con và dài 9 cm tới yến đuôi nhọn tía (Hirundapus celebensis) cân nặng 184 g và dài 25 cm.

Tổ của nhiều loài chim yến được kết dính trên các bề mặt dốc đứng bằng nước bọt.

3. PHÂN BIỆT CHIM YÊN VỚI CHIM ÉN NHẠN

Chim yến là tập hợp các chim nhỏ có lông màu đen bóng đến nâu đen hay đen ánh thép và đôi khi có hông màu nâu sáng.

Cảnh nhọn dài, đuôi ngăn có chế cạn hoặc gần như không có chẻ.

Xương cánh tay ngắn chân ngắn 4 ngón (3 trước, 1 sau) nên không đi được trên mặt đất chỉ thích hợp bay lượn cả ngày trong không trung. Mỏ ngắn chỉ thích hợp cho việc bắt mồi trong không khí

Khi bay, chim chớp nhẹ cánh liên tục và không bao giờ đậu trên cành cây và dây điện. Chim én nhạn cũng có lông màu đen kích thước lớn hơn, đuôi chẻ rất sâu. Chúng bay theo kiểu chớp chớp cánh ngắt quãng và thường đậu trên cành cây, dây điện đọt tre



4. THỨC ĂN CỦA CHIM YẾN

Cho đến trước năm 1970, người ta vẫn chưa biết rõ chim yến ăn gì. Ở Việt Nam, Nhật và Trung Quốc cho là chim ăn cá, rong rêu, sò… .và mửa ra các chất không tiêu hóa được để làm tổ, người Malaysia cho rằng chim yến tắm và ăn những sinh vật trong nước biển.

Ở Việt Nam, từ năm 1982 các nhà khoa học đã phân tích mồi ăn thu từ miệng chim yến mẹ mớm cho chim non là chim yến mẹ ăn côn trùng nhỏ bay trong không trung. Thực hiện mổ kiểm nghiệm chim yến bắt ở các đảo yến Khánh Hòa xác nhận là xác côn trùng giống với thành phần xác côn trùng mà chim mẹ mớm cho chim non ăn mồi.

Kiểm tra phân chim yến tại các nhà yến ở An Hòa, Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ TP Hồ Chí Minh có nhiều xác côn trùng có cánh trong khu vực Cần Giờ như con bù mắc, muỗi, rầy… .chưa phân hủy hết. Tỷ lệ thành phần thức ăn thay đổi theo từng tháng, từng năm và theo sự thay đổi tỷ lệ của các nhóm côn trùng bay trong không khí.

Chim yến kiếm ăn chủ yếu ở độ cao 5-50 m, thường ở 30-50 m.

Chim yến kiếm ăn từ 5 giờ sáng và có thể đến 20 giờ tối mới về. Chim kiếm ăn 15 giờ mỗi ngày và có thể bay xa tới 300 km để kiếm mồi.

Chim non ở tổ được mớm cho ăn 3 lần/ngày, mỗi cục mồi nặng 0,6-1 gr gồm 250-300 con côn trùng nhỏ

Theo Nguyễn Quang Phách (1982-1993), thành phần thức ăn của chim yến Việt Nam:

Loại côn trùng
Chim đực
Chim cái
Chim non
% Tổng số
Tần số (%)
% Tổng số
Tần số (%)
% Tổng số
Tần số (%)
Ong kiến
56.1
94.0
68.8
88.2
6.2
100
Mối cánh
12.7
25.5
17.4
35.3
0.5
20.0
Ruồi, muỗi
13.4
20.0
0.6
64.7
20.5
100
Bọ rầy
5.6
29.4
4.8
17.6
50.5
100
Mọt, bọ rùa
5.1
58.8
4.7
29.4
2.0
81.5
Chuồn chuồn kim
5.1
29.4
2.1

0.2
40.7
Bọ xít nhỏ
5.4
47.0
2.1

4.8
92.5
Bướm đêm
0.6
5.5


0.2
32.8
Cánh tơ




2.5
11.1
Cào cào




2.5
11.1
Mẫu nát không xác định được




9.5




5. KHẢ NĂNG ĐỊNH VỊ CỦA CHIM YẾN

Ở trong hang sâu có hàng vạn chim, hàng ngàn tổ yến. Ở trong nhà yến không ánh sáng có hàng trăm, hàng ngàn chim và tổ yến, mỗi tổ cách nhau vài mm.

Chiều tối hàng vạn chim bay về và chỉ trong vài phút chúng đã tìm đến tổ chui vào, không va chạm vách đá, không va chạm tường nhà, cầu thang và ván ngăn.

Theo Medway và Pye (1977), chim yến phát ra âm thanh nghe được gọi là âm dội để dò đường. Âm dội có hai xung liên tiếp, mỗi xung là 1-2 ms và xung thứ hai có biên

độ cao hơn xung thứ nhất. khoảng cách giữa các xung là 15-16 ms. năng lượng trong tất cả các xung là 2-10 kHz, khoảng giữa các tiếng “cạch, cạch" là 60-178 ms.

Mỗi con chim có đỉnh tần số âm thanh khác nhau nên khi nhận được âm dội chúng có thể xác định âm dội nào là của chính mình. Chim phát ra âm dội gặp vật cản sẽ dội lại để chim nghe và “thấy" được vật cản trước mắt và tránh đi.

Khi bay về nơi trú ở, chim phát ra âm thanh tìm tổ và vì mỗi tổ có 1 cấu trúc riêng biệt do một đôi chim tạo ra nên sẽ cho ra âm dội phản hồi đặc trưng và chỉ có chim làm ra tổ đó mới nhận biết tổ của mình.

Chỉ có chim yến hang mới phát âm dội dò đường, những loài chim yến khác làm tổ nơi có ánh sáng thì xác định phương hướng bằng mắt.

Âm thanh của chim yến tổ trắng khác với chim yến tổ đen. Chim yến tổ đen phát âm dội chỉ gồm có một xung điện với các xung tách biệt nhau khoảng 4-8 xung trong khoảng 20-25 ms.

Chim yến C. vanicorensis có thể tránh được những vật cản nhỏ có đường kính trên 3,2 mm.

Chim yến tổ trắng C. fuciphaga tránh được vật cản có đường kính trên 10 mm nên không có khả năng bắt mồi trong bóng tối mà chỉ để tránh vật cản khi bay trong bóng tối, ban ngày khi bay chim có thể ăn được những côn trùng bay trong không khi có kích thước nhỏ dưới 3 mm.

Chim yến non chỉ biết phát âm dội khi rời tổ.



6. CHIM YẾN XÂY TỔ

Tổ yến hay yến sào (tiếng Hoa là !!) là một loại thực phẩm dược phẩm nổi tiếng do chim yến C. fuciphaga và C.maxima làm nên. Được xem là món cao lương mỹ vị ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên Trung Quốc Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Tố yến được chia làm hai loại:

6.1. Tổ yến hoang trong hang động (Wild/Cave Nest)

Khai thác tổ của các loài chim yến Sống trong các hang động là chim yến C. Fuciphaga và C Maxima. Do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến và một vài đặc điểm chuyên biệt nên loại tổ yến này có giá cao nhất so với các loại tổ yến khác

Tổ yến trong hang động ,với những điều kiện tự nhiên thường có hình dạng giống như nữa cái chén trà thân dầy và chân cứng. Chân tổ yến cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao.

Tổ yến loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

6.2. Tổ yến trong nhà (House Nest)

Tổ yến do các loài chim yến C. fuciphaga và maxima trú sống trong các nhà nuôi yến làm ra. Việc nuôi chim yến đòi hỏi vốn đầu tư lớn thời gian dụ chim lâu đã và đặc biệt là không thể cho chim yến ăn bằng thức ăn nhân tạo vì bản chất chim yến chỉ có thể bắt ăn côn trùng khi đang bay.



6.3 Chim yến xây tổ

Các loài chim yến cho tổ ăn được, xây tổ bằng nước bọt tiết ra từ tuyến bọt nằm dưới lưỡi của chim. Cặp tuyến này phát triển mạnh trong thời gian làm tổ, sau đó xẹp xuống. Cặp tuyến này có kích thước cực đại vào tháng 3-4 và thấp nhất vào tháng 8-12.

Khi vào mùa sinh sản, những đôi bạn chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp trên vách hang hay tấm ván để xây tổ. Vị trí này được giữ cố định trong nhiều năm trong suốt cuộc đời của đôi chim yến nếu như không có những biến động môi trường sống hay bạn chim bị chết.

Tổ yến thường do chim đực xây dính vào thành hang đá hay ván gỗ.

Chim làm tổ về đêm vì ngày đi kiếm mồi ăn. Tuyến nước bọt phát triển, cơ hàm ép vào tuyến làm nước bọt tiết ra, chim dùng lưỡi đầy nước bọt ra khỏi miệng kéo thành sợi và quẹt qua quẹt lại lên vách hang hay ván để định hình.

Khi tiết nước bọt, chim nhắm mắt, lắc đầu và xù lông thân vài lần rất vất vả. Nước bọt gặp không khi khô lại sau 2-3 giờ.

Qua nhiều đêm nền tổ được hình thành, chim đeo lên nền tổ tiếp tục xây. Khi nền tố đã lớn, chim nằm vào trong lòng nền tiếp tục quét nước bọt lên mép tố, sau đó đu mình lên vách đá hay tấm ván, mép tổ rồi chúc đầu xuống quẹt nước bọt vào lòng tổ tạo 1 lớp xốp như xơ mướp bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau cho đến khi tổ tạm hoàn tất và chim sắp đẻ.

Trong khi đẻ trứng, chim vẫn tiếp tục làm tổ có thể cao thêm 1-2 mm.

Chim làm tổ lần đầu phải mất 4 tháng, làm tổ lần 2 hoặc lần 3 chỉ mất một tháng.

Một đêm chim làm được khoảng 1 mm mép tổ với khoảng 0,13 -0,15 gr nước bọt tiết ra.

Tổ có hình dạng như một nửa chiều dọc của chén uống trà. Tổ chim làm lần đầu nặng 7-15 gr, lần hai nặng 5-10 gr và nhỏ nhẹ dần ở các lần sau.

Tổ yến thường được chim làm độ dài gốc tổ xong trước, độ dài mép tổ và độ dày tổ đạt kích thước tối đa khi chim được 30% số tổ. Tổ yến có màu trắng, màu hồng và cả màu đỏ tươi.

Tổ màu hồng hay màu đỏ tùy thuộc môi trường nơi chim làm tổ, hoàn toàn không phải do chim tạo ra bằng việc bị xuất huyết máu tan vào nước bọt.

Tổ yến hoang dã ở Khánh Hòa thường nhỏ hơn tổ yến Bình Định và Đà Nẵng. Sự khác biệt này liên quan đến kích thước của chim. Chìm yến ở Đà Nẵng nặng 14,5 gr lớn hơn chim ở Khánh Hòa 13,5 gr.

Kích thước tổ yến biến đổi hàng năm tùy thuộc nhiều yếu tố như mùa vụ, lượng mồi ăn.

Bình thường một hang yến hay nhà yến có khoảng 2.000-3.000 tổ thì mật độ tổ yến là 110-130 mm/tổ, càng ít tổ thì mật độ làm tổ thưa rộng ra.

Kích thước tổ yến thiên nhiên Việt Nam (mm, tổ lần đầu)


Địa phương
D
R
C
Pg
Khánh Hòa
65.9
56.2
10.8
11
Bình Định
64
60.9
10
10
Đà Nẵng
69
60
11
12

* Nguồn Nguyễn Quang Phách 


Trích Phần 1, mục 1-6. Sách “Chim yến – Đầu tư và kỹ thuật xây dựng nhà khai thác tổ yến”, tác giả: Nguyễn Chung, nhà xuất bản nông nghiệp, Mời bạn đọc theo dõi tiếp mục 7-13, phần 1 ở bài viết tiếp theo.

Hãy liên hệ với chúng tôi để có bộ âm tốt nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ : Tư vân nuôi yến - Chuyên âm thanh dụ yến vào nhà hiệu quả nhất hiện nay 0126 23 5678 8
Email:tuvannuoiyenvn@gmail.com
 [/tintuc]


CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sẽ có tại nhà bạn
Giao hàng miễn phí
sản phẩm trên 3.000.000đ
Thanh toán
Thanh toán khi nhận hàng
Hỗ trợ online
076 235 6788
076.235.6788
Vừa có đơn hàng được đặt tại Đà Nẵng