1
Bạn cần hỗ trợ?

[tintuc]
Xin chào các anh chị!...
Lang thang trên mạng tôi thấy rất nhiều anh chị loay hoay vào vấn đề phòng trừ thiên địch cho nhà yến, thấy có nhiều cách làm chưa hợp lý, chưa hiệu quả... Hôm nay rảnh rỗi tôi xin chia sẻ với mọi người giải pháp phòng trừ hiệu quả mà cá nhân tôi đã áp dụng.
1. Trước hết phải xác định thiên địch của chim yến gồm những loại gì, những con nào thực sự ảnh hưởng và con nào ko ảnh hưởng đến sự phát triển bầy đàn của chim yến, rồi từ đó đề ra giải pháp phòng trừ.
Sau đây tôi sẽ liệt kê một số loại thiên địch của chim yến gồm: Mèo, Cú heo; cú mèo; chim cắt; rắn; tắc kè; dơi; chuột; dán; kiến; mạt, mối.
Những con xuất hiện trong nhà yến nhưng ko ảnh hưởng đến chim yến gồm: Nhện; bọ đen; một số con bọ khác tôi ko biết tên (mọi người thường thấy nó hay bay trước camera).
2. Khi xác định được được thiên địch thì ta phải có biện pháp phòng trừ kịp thời. Sau đây tôi chia sẻ cách xử lý từng loại cụ thể:
+ Mèo: Mèo rất ít có cơ hội vào nhà yến nhưng không phải là không có, anh bạn tôi nhà cao tầng, nhưng là nhà liền kề với hàng xóm, mèo đã ghé thăm, chả biết nó vào từ khi nào và đã xơi của nhà anh ấy bao nhiêu con yến?... Các anh chị nhà liền kề cần chú ý vấn đề này.
+ Cú mèo: Loại này hoạt động vào ban đêm, chủ yếu là ngoài vườn cây, tôi chưa thấy nó chui vào trong nhà yến bao giờ, mà cũng ko thấy bạn nào chia sẻ bắt được nó trong nhà yến. Loại này tôi hay dùng lưới giăng ngoài vườn cây, hoặc lô cao su, vì chả biết nó đến lúc nào nên tôi mua một tay lưới bắt cá hoặc lưới tàng hình giăng sẵn ngoài đó, nó đến lúc nào là dính lúc đó, khỏi phải tốn thời gian rình rập, săn bắn rất mất thời gian, mua súng thì tốn tiền mà chưa chắc mình đã bắn được nó. Các anh chị có nhà yến gần lô cao su không phải lăn tăn gì nữa nhé.
+ Cú heo: Cú heo rất nguy hiểm, nó mà vào quậy nhà yến của bạn thì hỏng hết (mình nghe zang hồ nói vậy) chim sợ bỏ đi, ảnh hưởng đến việc tăng bầy đàn. Loại này cần hết sức cảnh giác. Loại này cần gắn bẫy kẹp ở miệng lỗ thu chim và trên nóc chuồng cu. Nên dùng camera theo dõi ở miệng lỗ hoạt động từ 8h tối đến 5h sáng hôm sau, cài chế độ báo động tin nhắn qua điện thoại khi có cảm biến chuyển động, nó sẽ báo để bạn biết mà đối phó khi bẫy ko phát huy tác dụng.
Nhiều bạn gắn đèn led (nói là để chống cú, nhưng tôi thấy cú nó đâu có sợ), nó vẫn chui vào, đèn led còn dụ côn trùng và bọ cánh cứng đến cho dơ nhà, có côn trùng thì tắc kè và thằn lằn lại mò đến.... Bạn còn chần chừ gì nữa mà ko gỡ vứt cái đèn chống cú đi cho rồi.
+ Chim cắt: Lúa ở đâu, bồ câu ở đó... Chim cắt chỉ ghé thăm nhà bạn khi nhà bạn đã tương đối nhiều chim, bạn ghét nó nhưng tôi lại thích nó, tôi thích nhà tôi có nhiều chim để chúng ghé thăm. Chúng chỉ hoạt động bên ngoài nhà yến, thường hay đậu trên nóc phòng lượn để chụp bắt chim, chúng hay đậu sát mép ngoài của mái nhà, phía trên miệng lỗ chim vào. Bạn nên dùng mấy sợi thép nhỏ để căng sát mép ngoài ko cho nó đậu chỗ đó, và làm mấy cái cọc có gắn sẵn bẫy đặt trên nóc chuồng cu ở vị trí thuận lợi, nó sẽ đậu chỗ đó và...tạch.
+ Dơi (dơi đầu chó), dơi hoạt động vào chập tối và ban đêm, vì vậy nếu vị trí thuận lợi bạn làm tay lưới tàng hình giăng phía ngoài miệng lỗ thu chim khi buổi tối chim đã vào hết và thu gọn trước sáng sớm hôm sau để khỏi bị dính chim, hoặc giăng ngoài vườn chỗ dơi hay xuất hiện mà chim yến ko bay tới, với cách này tôi bắt ko sót một con nào.
+ Rắn, tôi thấy chúng bò tường rất giỏi, sự xuất hiện của nó ko những ảnh hưởng đến chim yến mà còn nguy hiểm đối với tính mạng con người. Bạn cần bịt hết các khe hở, cửa vào nhà yến phải làm khít ko có chỗ cho nó chui lọt, chúng chỉ còn đường bò vào nhà qua các góc tường phía ngoài, bạn lấy mấy miếng tôn láng, gấp vuông lại và đóng bạ vào các góc tường phía ngoài, độ láng của tôn sẽ ko cho chúng có ma sát để bò lên phía trên mà chui vào nhà.
+ Đến lượt anh tắc kè: nói thật, cái bàn chông của các anh chị chả có tác dụng gì hết á... Con tắc kè có chừng 50 -70 gr, cái bàn chông làm bằng nhựa cứng có gai nhọn đó làm sao gây sát thương dc với nó, vả lại các anh chị chỉ đặt ở cạnh dưới của lỗ thu chim, những cạnh khác ko đặt thì cũng như ko, cạnh nào mà nó chả bò vào được, hãy gỡ vứt cái đó đi, tui chỉ cho chiêu này hay ho phết đấy!...
Các bạn luôn có quan điểm chống lại nó, tôi thì có quan điểm khác, tôi lợi dụng đặc tính sinh sống của nó để dụ và bắt nó một cách rất đơn giản và nhẹ nhàng, bạn cứ để ý mà xem, tắc kè đến nhà bạn sẽ ra vào qua miệng lỗ thu chim, chập tối nó mò ra cửa miệng lỗ chờ những con chim lạ mới đến còn nhát bu ở miệng lỗ, răng nó cực sắc, chỉ một cái đớp là đứt đầu hoặc đứt cánh chim yến liền. Đó là ban đêm, còn ban ngày chúng thích tìm chỗ các hang hốc hoặc khe hở trong nhà để trú ngụ, chúng ko thích chui vào các ống thông hơi vì ống đó rất rộng. Còn gì lý tưởng hơn khi có một cái khe nhỏ nằm gần miệng lỗ thu chim, nơi chúng hay xuất hiện. Tại sao bạn lại ko làm cái thứ nó thích nhẻ?... Hãy lấy vài miếng ván, đóng thành cái hộp nhỏ có khe rộng vừa tầm con tắc kè chui lọt (cỡ 1,5cm là vừa). Bạn hãy đóng một cái đinh và treo cái hộp đó gần phía trong miệng lỗ thu chim, đảm bảo sau một vài tối là nó sẽ chui vào đó, bạn căn rồi ban ngày lên mà gỡ xuống bắt (tắc kè xào xả ớt bắt mồi lắm nhé bạn). Tắc kè thường sống có đôi có cặp, những con nhỏ thì ko nói, còn những con trưởng thành rất cần bạn tình, con nào mò đến nhà bạn, nếu ko có bạn tình, chỉ mấy hôm là nó sẽ bỏ đi nơi khác. Các bạn lưu ý ko nên dùng keo dính chuột để bẫy tắc kè, nếu dùng phải có lưới che đậy cẩn thận, kẻo chim yến bị dính keo, bạn có để dưới sàn nhà mà ko che đậy chim vẫn bị dính, tôi đã phải trả học phí bằng hơn chục con yến do dùng keo, chim chỉ cần dính một tí keo ỏ lông hoặc cánh là khả năng bay sẽ bị kém, có những con cả nửa tháng sau mới bị rớt xuống và chết trong phòng lượn, tôi kiểm tra chỉ bị dính có tí ti keo thôi.
Một số anh chị làm hào nước xung quanh hoặc ngăn tắc kè, rắn bằng tấm tôn thấy ko nên vì tốn kém và rườm rà.
+ Tiếp theo là "Cu Tí": Bọn này rất tinh ranh, leo trèo cũng giỏi, vào nhà bạn thể nào chúng chả bò lên kiếm mấy quả trứng chim ăn cho bớt nhạt cái mồm, buồn tình chúng đi gặm đứt dây loa là cũng khốn nạn. Để bắt nó, nếu có thời gian kiểm tra bẫy thường xuyên thì bạn dùng vài cái bẫy chuột thông minh bằng nhựa ABS gì đó, bỏ vào đó mấy con tép khô (ruốc khô) nó rất thích món đó, đảm.bảo sau một đêm là bạn sẽ tóm gọn nó, nếu biết lối đi của nó thì bạn đặt ở lối đi, ko biết thì bạn đặt gần cái máy phun sương vì kiểu gì chúng chả mò ra uống nước và ăn mồi của bạn. Bạn ko nên để nó chết lâu trong nhà yến, vì mùi của nó rất hôi, sợ chim bỏ đi, chim yến chết trong nhà thì nó chỉ có mùi hôi nhẹ như mùi cá khô, ko ảnh hưởng gì.
Nếu ko có điều kiện thăm bẫy txuyen bạn nên mua cái bẫy lồng của bác gì gì đó dưới An Giang, bạn bỏ vào đó củ khoai lang, hoặc con cá khô, và cái hũ nước phòng nó có chui vào thì còn có nước mà uống để sống đến ngày bạn lên thăm bẫy. Quan điểm của tôi là phòng hơn chống, bạn nên bịt hết các lỗ hoặc các cây, dây điện...lối chuột có thể chui vào nhà,
+ Dán, kiến: Bạn mua gói regent mà dùng cho rẻ, 1 gói có 8k, bạn cho tí đường, hoặc sữa hòa tí nước bỏ vào mấy cái dĩa nhựa bỏ trong nhà yến, đảm bảo con nào mò đến sẽ đi chầu diêm vương hết.
+ Con mạt: Bạn cũng dùng regent cho rẻ tiền, một gói 8k hòa với 20 lít nước tha hồ mà xịt
+ Mối: rất ít xuất hiện trong nhà yến, nhưng chúng xuất hiện bạn rất khó trị, bạn dùng mấy thuốc trị mối thông thường ko ăn thua đâu, bí kíp của tôi là bạn cũng dùng regent, hòa thật loãng, dùng cọ sơn nhúng vào nước đã pha thuốc, chấm nhẹ vào mấy cái đường hào bằng đất nó đùn trên tường, lưu ý ko để sập cái hào đó của nó và pha thuốc thật lỏng, mục đích ko cho nó chết liền, để cho con mối nào cũng được tiếp xúc với thuốc, chúng sẽ chui xuống tổ nằm sâu trong lòng đất và tiếp xúc với con mối chúa, (cái chúng ta cần là diệt con mối chúa). Chúng sẽ tiếp xúc với mối chúa, và sau 4,5 hôm là ta sẽ xóa sổ tổ mối.
+ Bọ đen: Bọ đen ko phải là thiên địch, chúng chả ảnh hưởng gì sất, chúng chỉ ăn phân dưới sàn nhà và đẻ ra con sâu (giống sâu quy, bạn nào nuôi chim chích chòe lửa sẽ biết) chúng phân hủy xác bã hữu cơ và phân yến, chứ ko bò lên tổ yến đâu mà bạn lo lắng, chúng ăn phân chim và khử bớt mùi hôi chứ chả sao, nếu bạn ko thích chúng thì thường xuyên dọn sạch phân đi là xong.
+ Nhện: Ko ảnh hưởng gì, ghét mỗi cái là chúng hay giăng tơ trước ống kính camera làm cản tầm nhìn của cam.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc phòng trừ thiên địch nhà yến. Hy vọng sẽ giúp ích được cho một số ít các anh chị.
Với tôi thì dụ chim mới khó, thiên địch chả có gì đáng ngại cả, tôi chỉ sợ những thứ vô hình, ko nhìn thấy, còn những con nhìn thấy thì xử mấy hồi.
Chúc mọi người ngày mới vui vẻ.

P/s nguồn fb: Mai Viết Tùng



Hãy liên hệ với chúng tôi để có bộ âm tốt nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ : Tư vân nuôi yến - Chuyên âm thanh dụ yến vào nhà hiệu quả nhất hiện nay 076 235 6788
Email:tuvannuoiyenvn@gmail.com
Website: https://www.amthanhduyen.com
[/tintuc]


CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sẽ có tại nhà bạn
Giao hàng miễn phí
sản phẩm trên 3.000.000đ
Thanh toán
Thanh toán khi nhận hàng
Hỗ trợ online
076 235 6788
076.235.6788
Vừa có đơn hàng được đặt tại Đà Nẵng