1
Bạn cần hỗ trợ?

[tintuc]
Đến cuối cùng thì ai đã đào tạo ra các kỹ thuật nhà yến chuyên nghiệp? 1 nhà yến trị giá 1 tỷ, 1.000 nhà yến không hiệu quả là 1.000 tỷ lãng phí. Muốn chấm dứt nạn xây nhà yến lung tung & không hiệu quả thì việc đầu tiên là xử lý các chuyên gia tự phong.
GIẤC MƠ NGÀNH YẾN SÀO MALAYSIA: NGÀNH CHĂN NUÔI KHÔNG TẬP TRUNG TRONG THÀNH PHỐ
Người dịch: Yến Quân
Tác giả: Quách Dục An
Xuất bản ngày 15 tháng 02 năm 2018
Năm 2011, BBC đưa tin sau khi Georgetown, Penang, Malaysia được công nhận là Di Sản Thế Giới thì nhà chim trong thành phố di sản trở thành bất hợp pháp, chính phủ và người dân khăng khăng đòi tháo dỡ, gây ra nhiều tranh cãi. Những ngôi “nhà chim” chính xác là “nhà yến”, là nơi chim yến tới làm tổ.
Làm thế nào lại có thể có tổ yến trong di sản? Liệu đây có phải là những “tổ yến” hoặc những “hộp yến” chúng ta nhìn thấy trên đường Địch Hoá (con đường chuyên bán tổ yến ở Đài Bắc), trong bữa ăn của vua chúa trong phim truyền hình cổ trang thường chiếu, hay là những hộp quà dùng để hiếu kính với người già?

Ở Đài Loan, chúng ta hầu như không còn xa lạ với việc ăn yến, tổ yến luôn được nhắc đến với công hiệu dưỡng nhan dưỡng lão, là hình tượng cao quý tiêu biểu trong các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Nhưng nguyên nhân từ đâu mà tổ yến lại quý giá đến vậy? Sản xuất ở đâu? Ai đang sản xuất? Làm thế nào để sản xuất? Ngoài việc biết tổ yến là nước bọt của chim yến, một số người hoàn toàn không biết gì về tổ yến. Bản tin của BBC đã gợi lên sự hiếu kì của tôi đối với ngành yến, khiến tôi thực hiện chuyến hành trình đến với Malaysia, bắt đầu khởi hành từ Penang. Tôi đã bất ngờ khám phá ra một đoạn trong câu truyện Giấc Mơ Ngành Yến Sào Malaysia.
HƯỚNG VỀ PHƯƠNG BẮC “HOA” LỆ DUYÊN
“Nơi có người Hoa sinh sống, thì sẽ có người ăn yến” là câu cửa miệng của doanh nhân ngành yến Malaysia gốc Hoa.
Trung Quốc không sản xuất tổ yến nhưng lại là nước tiêu thụ lớn nhất, các nước Đông Nam Á là nơi sản xuất tổ yến. Lợi nhuận hằng năm trên toàn cầu của tổ yến vượt mức 450 triệu đô la, sản lượng yến của Indonesia chiếm gần 80%, các nước khác trong đó có Malaysia chiếm 13%, Thái Lan 5%, Việt Nam 2%. Penang, Singapore và Hồng Kông đã từng là cảng mua bán yến sào quan trọng. Tuy nhiên, nhu cầu về tổ yến ở thị trường Đông Nam Á ít hơn nhiều so với Trung Quốc. Ví dụ, người Malaysia xây nhà yến để sản xuất yến sào nhưng “99% chủ nhà yến là người hoa và 99% tổ yến được chuyển đến Trung Quốc”.
Thế trận thương mại xuyên biên giới lớn thế này được hình thành như thế nào? Liên quan đến thói quen dùng tổ yến của người Hoa và nguồn gốc của việc dùng tổ yến, có 2 cách giải thích phổ biến trên Internet: Cách thứ nhất cho rằng Võ Tắc Thiên (nữ hoàng Trung Quốc, thời nhà Đường) đã thường xuyên sử dụng tổ yến để dưỡng nhan; Cách thứ hai cho rằng Trịnh Hoà (tướng quân, thời nhà Minh) là người Trung Quốc đầu tiên sử dụng tổ yến. Trong một lần gặp nạn khi vượt biển, ông đã cho thuyền dừng lại ở quần đảo Malaysia, đã phát hiện và hái tổ yến trên vách đá xuống xử lý sạch rồi đem đi nấu ăn do thiếu thức ăn, hiệu quả tốt ngoài mong đợi. Trịnh Hoà đã mang tổ yến trở về Trung Quốc và tổ yến trở thành cống phẩm vì vậy mới có cách nói “Quan Yến”, “Cống Yến”.
Hai cách giải thích này rất phổ biến trong tiếp thị thương mại tổ yến. Bất kể đoạn “Hoa Lệ Duyên” này được “phát minh” như thế nào, trên thực tế không thể làm rõ được chính xác là ai đã đem và thời điểm nào đã đem yến sào Đông Nam Á đến triều đình Trung Quốc,. Tuy nhiên, rõ ràng điều này thực sự đã khiến người Hoa sử dụng và yêu thích yến sào, và thậm chí sử dụng tổ yến đã trở thành một phần trong văn hoá ẩm thực của người Hoa. Tháng 10 năm 2013, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Malaysia, vào thời điểm đó, người đứng đầu là thủ tướng Malaysia Najbi Razak đã tặng tổ yến như một “tặng phẩm quốc gia” cho ông Tập Cận Bình. Sau hàng trăm năm, hình tượng cao quý của tổ yến không hề thay đổi, tổ yến không chỉ đơn giản là nước bọt của chim yến mà là sản phẩm được ăn để thể hiện địa vị xã hội.
CĂN NHÀ CHỈ CÓ LỖ THÔNG GIÓ THẦN BÍ
Doanh nhân ngành yến Malaysia cho biết trên thế giới có khoảng 70 loại chim yến, trong đó chỉ có 3 loại dùng nước bọt để làm tổ có thể sử dụng, một trong các loại đó là chim yến Hàng. Loại chim này là loài chim không di cư, đầu gối mềm và không thể đứng vững, sinh sống ở những nơi nóng ẩm và những nơi có thể tránh gió và mưa, tổ được làm từ nước bọt để phục vụ cho việc sinh sản và chăm sóc chim non. Ngoài ở trong hang động, chim yến cũng chủ động đến làm tổ trong nhà của con người.
Ngành yến sào còn được gọi là ngành yến bắt nguồn sớm nhất từ Indonesia, nơi có nhiều lợi thế về môi trường với các “đảo yến”, các hang động tự nhiên cung cấp địa điểm tốt cho chim yến làm tổ. “Nhà yến” do con người tạo ra cũng rất phát triển, và có lịch sử hơn 100 năm. Nghề nuôi yến lúc đầu được xem như là một ngành nghề thần bí, bên ngoài nhà yến chỉ có lỗ thông gió, không có cửa sổ. Vì sợ mùi của con người sẽ ảnh hưởng đến chim yến, vệ sinh trong nhà yến, và vì bí mật kinh doanh nhà yến và vấn đề trộm cắp,… nên chủ nhà yến thường khoá chặt cửa, không tuỳ tiện cho người ngoài vào, cũng không tuỳ ý nhắc với người khác. Tôi nghĩ vì nguyên nhân này mà kỹ thuật nhà yến trong giai đoạn này phát triển chậm.
Ở nước láng giềng Malaysia, vào những năm 1950, các hang động ở ven biển Đông Malaysia như Saba và Sarawak cũng đã có người bắt đầu nuôi yến, chỉ là lúc ấy số lượng không nhiều và hầu hết chúng được kiểm soát bởi các dân tộc thiểu số (Tưởng Bân, 2000), thêm vào đó yến đảo luôn làm tổ trên các vách đá khiến quá trình thu hoạch của các công nhân rất nguy hiểm nên tổ yến được thu hoạch từ đảo yến đặc biệt hiếm và đắt đỏ. Yến nhà của Malaysia trong thời kì đầu đều là do chim yến chủ động tìm đến và làm tổ nên theo văn hoá của người Hoa thì việc này xem như là biểu tượng của sự may mắn và tốt lành.
Đáng chú ý là nghề yến vốn là nghề âm thầm lặng lẽ tại Malaysia lại đột nhiên xuất hiện như nấm sau mưa vào những năm 1990, và phát triển mất kiểm soát tại các thị trấn lớn tại Malaysia. Hầu hết các nhà yến được xây dựng tại các thành phố ven biển, được xây dựng từ các ngôi nhà cũ trước chiến tranh, hoặc chủ nhà yến tự xây mới.
Cuối những năm 1990, không phải là thời đại của chúng ta sao? Nhà yến Indonesia đã phát triển gần 100 năm, nhưng ở Malaysia chỉ mới gần 20 năm, điều này rốt cuộc lại tại sao nhỉ? Vào đầu năm 2016, tôi biết đến câu chuyện này trong 1 lần phỏng vấn.
TRUYỀN BÁ KĨ THUẬT: SỰ KIỆN INDONESIA BÀI TRỪ NGƯỜI HOA
Tôi hỏi doanh nhân ngành yến người Malaysia gốc Hoa “20 năm trước cơ duyên nào đã đưa anh vào ngành này?”, anh ấy nhớ lại và nói “Đầu năm 1998, trong cuộc bạo loạn tại Indonesia ngày 1 tháng 5,… bạn của tôi là Hoa Kiều, đã chuyển đến Penang. Khi ở Indonesia anh ấy làm trong ngành dẫn dụ chim yến, sau khi bỏ trốn đến Penang, anh ấy cũng muốn bắt đầu từ ngành này. Ban đầu tôi không hiểu anh đang nói gì, thế nào là nuôi yến, tôi chưa nghe qua bao giờ. Anh ấy bảo tôi đi tìm hiểu tình trạng chim yến như thế nào, sau đó tôi đã tìm hiểu được, tôi gọi anh ấy đến xem, chúng tôi bắt đầu từ đó. Sau đó thì bạo loạn kết thúc ở Medan, chúng tôi đi xem cách làm của Indonesia, từ lúc đó, chúng tôi chính thức bắt đầu, anh ấy đến Malaysia hợp tác với tôi,…Malaysia lúc ấy không ai hiểu việc chúng tôi đang làm.”
Năm 1997, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng đến chính trị, xã hội và kinh tế Indonesia. Tháng 5 năm 1998, Indonesia xảy ra vụ việc bài trừ người Hoa quy mô lớn, vụ việc này còn được gọi là cuộc bạo loạn tháng 5 đen, đặc biệt là tại Jakarta và Glodok nhiều ngôi nhà của người Hoa bị cướp phá và các toà nhà bị phá huỷ, hàng ngàn người Hoa tại Indonesia đã bị giết và đốt chết, nhiều phụ nữ người Hoa bị hãm hiếp và tra tấn. Chính phủ Suharto và quân đội Indonesia đã phớt lờ cuộc hỗn loạn đẫm máu này (Kusno, 2003). Bạn của anh U là người Hoa ở Indonesia, anh U cũng nằm trong nhóm người nuôi yến đầu tiên ở Malaysia từ sau sự kiện bài trừ người Hoa ở Indonesia.
“Nếu không có vụ việc Indonesia bài trừ người Hoa thì tôi tin rằng nghề nuôi yến ở Malaysia sẽ không bùng nổ nhanh như vậy,… Người Hoa không có cách nào khác nên phải bỏ chạy, rất nhiều người đã qua Malaysia, khi qua Malaysia họ khẳng định phải tìm được việc làm để kiếm tiền. Nhà yến đầu tiên được xây dựng ở Stiawan, đây là nơi có nghề nuôi yến nổi tiếng của phía Tây Malaysia, có thể nói từ nơi này mà nghề yến được mọi người biết đến”.
Do suy thoái kinh tế vào thời điểm đó, bất động sản Malaysia đã phải đối mặt với một đợt suy thoái chưa từng thấy, giá nhà đất giảm ngay lập tức, lúc này các doanh nhân Indonesia tận dụng các kỹ thuật nuôi yến đã làm việc với người dân địa phương để đầu tư vào bất động sản, đem những ngôi nhà trống sửa chữa thành các nhà yến khiến cho giá bất động sản của Sitiawan cũng tăng lên rất nhiều vào thời điểm đó. Trong ngành bất động sản nhà yến, luôn có một câu nói được truyền miệng rằng: “Có nhà có xe, không bằng có một nhà yến, bạn nuôi yến một thời gian, yến nuôi bạn cả một đời”.
Tỷ lệ thành công của nhóm người tiên phong nuôi yến ở Sitiawan rất cao, các chủ nhà đất ở Malaysia lúc đó đầu tư như một cơn gió lốc, mang những ngôi nhà bỏ trống đem đi nuôi yến. Một số người còn đến Indonesia để học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ thuật ngành yến. Sau khi học hỏi, họ trở về quê hương làm cho nghề nuôi yến không còn là một nghề thần bí nữa.
NUÔI YẾN TRỞ THÀNH NGÀNH NÓNG! XUẤT HIỆN NHIỀU “CHUYÊN GIA NHÀ YẾN”
Cứ như vậy sau nhiều năm, kinh tế Trung Quốc ngày càng đi lên, nhu cầu về sản phẩm cao cấp như yến sào cũng tăng lên, ngành nuôi yến đã nổi lên và được hưởng ứng của người Hoa ở Malaysia, ngành nuôi yến đã trở thành một phương tiện làm giàu mới. Vào năm 2011, trước khi xảy ra sự việc yến huyết ở Trung Quốc, toàn Malaysia đã có 100.000 nhà yến. Cũng có một số người nuôi yến khác cho rằng: Trên thực tế, kích thích thị trường mới là nguyên nhân chính khiến ngành nuôi yến ở Malaysia bùng nổ.
“Chuyên gia nuôi yến kiểu gì cũng có, rất nhiều, lúc đó mỗi người đều in danh thiếp ghi mình là “chuyên gia nhà yến”, cung cấp kỹ thuật, giúp dẫn dụ chim yến, sau đó cung cấp thiết bị,… Lúc đó ai cũng trở thành chuyên gia,… Ngồi trong quán cafe uống trà họ cũng nói về yến”, ông chủ nhà yến ở Sitiawan cười nói.
Vào thời điểm đó, còn có hội nghị tuyên bố ngành nuôi yến rất dễ kiếm tiền, nhiều người tự xưng mình là “Chuyên gia nhà yến”, tư vấn nhà yến, lôi kéo mọi người cùng hợp tác đầu tư, những chủ nhà yến thực tế đều thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà yến. “Chủ nhà yến đều có những nghề chính khác, nuôi yến chỉ là một khoản đầu tư thêm, họ nhìn thấy giá tiền không tệ, nên muốn kiếm thêm thôi”.
Trên thực tế, tỷ lệ nuôi yến thành công ở Malaysia chiếm 1/3, bình thường chiếm 1/3, thất bại chiếm 1/3. Lý do chính là tập tính của chim yến, trạng thái bán hoang dã khiến kỹ thuật nuôi yến rất khó để nhân rộng và sản xuất hàng loạt. Ví dụ cùng một nhà yến giống nhau ở đất của anh A có thể thành công nhưng ở đất của B thì thất bại, chuyện này không phải hiếm, điều này nói lên rằng kỹ thuật nhà yến không thể được tiêu chuẩn hoá. Hơn nữa, những chuyên gia nhà yến này rốt cuộc chuyên gia đến mức nào? Trong giai đoạn này có vẻ khó mà phân biệt được thật giả. Tôi có nghe đến một trường hợp, một chủ nhà yến sau khi mua thiết bị nhà yến của một chuyên gia nhà yến thì phát hiện mình bị lừa, vì tiền thì hết rồi, mọi thứ đều đã sẵn sàng nhưng không có một con chim yến nào vào nhà, cuối cùng anh ta phải đi tìm một chuyên gia khác đến xem thì phát hiện âm thanh mà anh phát để dẫn dụ chim yến là âm thanh chim yến đánh nhau do đó chim yến nghe thấy sẽ bay đi, tất nhiên sẽ không có tổ yến.
Trước đây việc nuôi chim yến là dựa vào “vận may” còn ngày nay thành công của nhà yến không chỉ dựa vào kiến thức, kỹ thuật mà còn dựa vào việc quan sát lâu dài, chỉ cần một lỗi trong một liên kết thì thất bại hoàn toàn.
NƯỚC LẠNH LÀM DỊU CƠN SỐT: SỰ KIỆN YẾN HUYẾT Ở TRUNG QUỐC
“Yến huyết” rất hiếm xuất hiện trên thị trường. Theo truyền thuyết, chim yến dùng nước bọt nhả tổ đến khi không còn sức nữa sẽ nhả máu làm tổ, nhả hết máu thì chết, bởi vậy tổ yến rất bổ, rất trân quý do đó giá thành cũng rất đắt. Trên thực tế, căn cứ vào nhiều tin tức điều tra thì đây chỉ là do các thương nhân tự nói, “tự phát minh” ra truyền thuyết trên. Một người có 20 năm kinh nghiệm trong ngành yến tiết lộ rằng “Nguyên nhân tổ yến có màu đỏ là vì môi trường sống của chim yến bẩn, nitrat có trong phân chim sẽ biến thành nitrite. Nitrit khi tiếp xúc với tổ yến khiến tổ yến có màu đỏ. Các thương nhân vô đạo đức đã sử dụng chuyện này để tạo nên một câu chuyện truyền thuyết, sử dụng các tác nhân hoá học để nhuộm tổ chim thành màu đỏ và dĩ nhiên màu đỏ đó không phải là máu”.
Vào tháng 7 năm 2011, các cơ quan quản lý tỉnh Chiết Giang Trung Quốc đã thực hiện hoạt động kiểm tra các sản phẩm yến huyết trên thị trường yến sào. Kết quả kiểm tra cho thấy, hàm lượng nitrit có trong tổ yến huyết vượt quá tiêu chuẩn cho phép và tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn là 100%, các mẫu yến huyết này là của Malaysia. Bản tin ngày 13 tháng 11 năm 2013 của “Nhật báo kinh tế tài chính số 1” của Trung Quốc cho biết “Lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm yến sào Malaysia của Trung Quốc đã khiến hơn 90% tổ yến của nước này không thể xuất khẩu được và chỉ có một lượng nhỏ sản phẩm yến sào được xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan, Singapo,… Từ trước đến nay, Malaysia luôn là nước cung ứng yến sào quan trọng của thị trường yến sào Trung Quốc. Năm 2011, yến sào Malaysia xuất khẩu sang Trung Quốc bị loại bỏ hoàn toàn khỏi các kệ hàng do vấn đề chất lượng, đồng thời bị ngừng xuất khẩu đã tạo ra một sự đả kích nghiêm trọng đối với ngành yến Malaysia, đẩy ngành yến Malaysia ngay lập tức rơi xuống thung lũng băng”.
Sự cố “yến huyết” khiến 90% tổ yến Malaysia mất đi thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, yến thô (là yến chưa qua xử lý) đa số được tiêu thụ ở trong nước, giá thành rơi xuống tận đáy, chỉ còn 30% giá bán bình thường, vốn liếng của các chủ nhà yến đều biến mất, tình trạng thật tồi tệ. “Giá yến đột ngột giảm mạnh, bạn sẽ không còn thu nhập nữa, khi đó đi cầu xin cũng không có ai mua, vào thời điểm đó thực sự không ai mua yến sào. Những người vay tiền ngân hàng mua nhà yến, đem nghề yến từ nghề phụ chuyển thành nghề chính là những người chịu thiệt hại lớn nhất”.
Chủ nhà yến cho biết: “Vào thời điểm đó, mọi thứ đột ngột sụp đổ, các chủ nhà yến khi đó rất vất vả, sản lượng không nhiều, giá thành không cao, ngân hàng lại thu nợ, một số người thậm chí đã tự tử.” Từng là chuyên gia nhà yến, chủ nhà yến nói trong sự bất lực: “10 năm trước có rất nhiều chuyên gia tư vấn kĩ thuật nói tôi là người rất giỏi trong việc xây dựng nhà yến, nhà yến tôi do tôi xây có rất nhiều chim yến, nhưng hiện nay không ai dám nói câu này nữa, bởi vì căn bản không thành công.”
Mãi đến khi “Nghị Định Thư Cho Phép Yến Sào Malaysia Nhập Khẩu Chính Ngạch Vào Trung Quốc” với 15 điều thoả thuận tại Nam Kinh được ký vào tháng 9 năm 2012 thì hoạt động buôn bán yến sào giữa hai nước mới được mở lại. Nghị định thư này đã thay đổi cách thức hoạt động thương mại của ngành yến. Từ việc có thể tuỳ ý vận chuyển sang Trung Quốc, giờ đây yến sào phải thông qua “nhà máy chế biến yến sào” được đầu tư nhiều vốn ở nước xuất xứ để thực hiện các thủ tục đóng gói và sơ chế “theo trình tự chính quy” mới có thể xuất khẩu. Việc giá bán tổ yến giảm, ngành yến do một số doanh nghiệp lớn quản lý, việc buôn lậu yến trở thành chuyện ai cũng biết đã khiến cho cơn sốt ngành yến ban đầu không còn tồn tại.
KHÔNG GIAN HỖN TẠP: CHĂN NUÔI KHÔNG TẬP TRUNG Ở THÀNH PHỐ
Ngành yến so với ngành chăn nuôi thông thường có sự khác biệt lớn, chim yến không giống với các loài được nuôi trong không gian kín như gà, lợn. Dựa theo thói quen của chim yến, buổi sáng bắt buộc phải bay khỏi nhà yến đi kiếm ăn, tối đến mới bay về nhà yến nghỉ ngơi, nhà yến chỉ cung cấp môi trường sống, còn việc chim yến có đến ở hay không là một chuyện không thể nắm chắc được, tỷ lệ thành công chỉ có 1/3 cũng là vì lý do này. Do đó không thể nói là “ thuần dưỡng”, phải nói là “hoang dã”, thay vì nói “nuôi” thì nên nói là “dẫn dụ yến” thì thích hợp hơn.
Ngoài ra, dựa vào kỹ thuật, con người khiến môi trường bên trong nhà yến trở nên giống hang động tự nhiên, tạo ra môi trường sống mà chim yến thích, dẫn dụ chim yến đến làm tổ. Yếu tố cơ bản của nhà yến bao gồm địa điểm, thiết bị, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, đối lưu không khí và thiết bị âm thanh,… Đặc biệt, loa phát “tiếng chim yến giả” là thiết bị quan trọng để dẫn dụ chim yến đến nơi ở vừa nhân tạo vừa tự nhiên. Khi kỹ thuật dẫn dụ chim yến được phổ biến, việc sản xuất tổ yến trở nên dễ dàng hơn, yến nhà đã dần dần thay thế yến đảo. Từ một số ít người nuôi yến đến chỉ cần có tiền đều có thể nuôi yến, nghề yến trở thành bình dân, các ngôi nhà ở trong thành phố lớn hay các thị trấn nhỏ đều được dùng làm nhà yến.
RẤT ỒN ÀO: SỰ HIỂU LẦM CỦA CÁC CHỦ NHÀ YẾN MỚI VÀO NGHỀ
Tuy nhiên, sự mất cân bằng trong ngành này cũng gây ra rất nhiều vấn đề cho thành phố, đặc biệt là việc giả tiếng chim yến. Tiếng chim là kỹ thuật không thể thiếu trong việc nuôi yến. Ngoài việc có các thiết bị âm thanh cơ bản, việc làm thế nào để chọn chính xác cách phát tiếng chim yến, xem xét phương hướng của tiếng vang và cách cài đặt âm thanh cũng là những vấn đề cần được học hỏi.
Chủ nhà yến tại George Town, Penang cho biết: “ Xây dựng nhà yến thực tế là thất bại rất nhiều. Kỹ thuật nhà yến kêu bạn đầu tư. Bạn mua thiết bị thì sẽ giúp bạn tạo ra âm thanh của chim yến, ghi âm, giúp bạn che toàn bộ ánh sáng cửa sổ, trọn bộ giá thành là 50.000 RM, làm xong chắc cũng đã là hơn 100.000 RM. Gọi yến, dẫn dụ yến kiểu gì thì chim yến đều không đến. Chim yến có tính chọn lọc, có nhiều lúc rất kỳ lạ. hà bên cạnh thì rất nhiều chim yến tới còn nhà tôi thì không có một con nào đến, thật không hiểu lý do tại sao, phát ra tiếng dẫn dụ 24 giờ một ngày thì chim yến cũng chẳng đến…”
Mặc dù vẫn có nhiều lo lắng về vấn đề vệ sinh và dịch cúm gia cầm nhưng điều khó chịu nhất đối với người dân là nhà yến rất ồn ào. Những người mới đầu tư vào nhà yến thường phát tiếng chim với tần số lớn và phát liên tục trong 24 giờ, người dân cảm thấy không thoái mái vì bị ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, đây cũng là những lý do khiếu nại thường xuyên được gửi đến lãnh đạo thành phố. Trên thực tế, người biết thói quen của chim yến đều hiểu rằng chỉ cần mở âm lượng nhất định trong một thời gian nhất định thì có thể đạt được kết quả tốt nhất và họ sẽ không phải lãng phí điện và không bị khiến nại từ người dân. Do đó có thể thấy có sự hiểu lầm trong việc truyền bá kiến thức ngành yến.
XƯA YẾN CHỈ DÀNH CHO VUA CHÚA, NAY YẾN ĐÃ VÀO NHÀ DÂN THƯỜNG
Kể từ khi nổi lên cơn sốt ở Malaysia, ngành yến trở thành một ngành không cân bằng, sau sự việc yến huyết thì ngành yến từ đỉnh cao rơi xuống đáy vực. gành này không chỉ có tỷ lệ thành công thấp, mà còn có rất nhiều vụ lừa đảo, lại còn phải đối mặt với các khiếu nại của người dân mà bất ổn lớn nhất là tranh chấp ở thành phố di sản Georget Town. Đặc biệt ngành yến ở Malaysia nổi lên quá nhanh quá vội, chính phủ Malaysia chưa hiểu đầy đủ về tiềm năng ngoại hối của thị trường yến sào toàn cầu, không có nhiều quy định pháp lý liên quan cho việc “Chăn nuôi không tập trung trong thành phố”. Bây giờ xảy ra khiếu nại, một số tiểu bang đã bắt đầu ban hành các quy định có liên quan, chẳng hạn như ban hành 1GP (kim chỉ nam về nuôi yến) để quản lý nơi nào có thể và nơi nào không thể nuôi yến, như vùng ngoại ô có thể nuôi nhưng khu dân cư thì không thể nuôi. Ngoài ra, còn phải có giấy phép nhà yến và giấy phép nuôi yến mới được công nhận là nuôi yến hợp pháp. Trên thực tế, nhà nước không hiểu rõ nơi nào có thể dẫn dụ chim yến tới bằng doanh nghiệp. Còn có một điều nữa là “chim yến chọn nhà”, có một số chim yến lại thích sống trong các ngôi nhà lâu đời trong các đô thị, vậy có phải đuổi hết chim yến đi? Khi chúng ta đang làm kế hoạch đô thị hoặc đang tưởng tượng thành phố văn minh thì cần xem xét sự khác biệt giữa “Thành thị và Nông thôn”, “Văn hoá và Tự nhiên”, các động vật là “dịch hại”.
Nhìn chung, so sánh việc tiêu dùng tổ yến và việc sản xuất tổ yến, nói may mắn khi có yến đến nhà dường như khó có thể được nhìn nhận ở mặt tích cực. Với sóng gió như vậy, sức hút của tổ yến với người tiêu dùng vẫn không suy giảm. Người nuôi yến nhận định ngành yến đã có lịch sử trăm năm, không thể dễ dàng sụp đổ, đợi qua đợt thuỷ triều này giá chắc chắn sẽ cao trở lại vì “nơi nào có người Hoa sống thì nơi đó sẽ có người ăn yến”.
[/tintuc]


CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sẽ có tại nhà bạn
Giao hàng miễn phí
sản phẩm trên 3.000.000đ
Thanh toán
Thanh toán khi nhận hàng
Hỗ trợ online
076 235 6788
076.235.6788
Vừa có đơn hàng được đặt tại Đà Nẵng